Bị vảy nến có tắm biển được không? Giải đáp từ chuyên gia

Vào mùa hè, du lịch biển là lựa chọn vô cùng tuyệt vời. Vì vậy mà nhiều người băn khoăn bị vảy nến có tắm biển được không? Nước biển tác động tốt hay xấu đến các vùng da bị tổn thương do vảy nến? Các chuyên gia của blog CHR sẽ đưa ra câu trả lời cụ thể và chính xác ngay sau đây.

Bị vảy nến có tắm biển được không là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn
Bị vảy nến có tắm biển được không là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn

Bị vảy nến có tắm biển được không? 

Với câu hỏi bị vảy nến có tắm biển được không, bác sĩ Bùi Thanh Tùng – cố vấn của blog CHR cho biết: Người bị vảy nến có thể tắm biển, nhưng cần hạn chế. 

Bởi theo y học hiện đại, nước biển có chứa một số thành phần tốt cho sức khỏe của con người. Đối với nhiều căn bệnh thường gặp về da, trong đó có vảy nến, tắm biển là cách giúp thuyên giảm triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu, chống viêm hiệu quả. 

Một số thành phần có trong nước biển: 

  • Muối khoáng: Khả năng sát trùng, chống viêm, đẩy lùi vi khuẩn bám trên bề mặt da. 
  • Lượng ozone cao ở ven biển mang lại hiệu quả cho sự hô hấp và trao đổi khí của cơ thể, kích thích hệ tiêu hóa. Vì vậy, nhiều người đi tắm biển sau khi lên bờ luôn có cảm giác đói. 
  • Sóng biển có khả năng massage đến các vùng cơ quan trên cơ thể, giúp bạn được thư giãn, thoải mái hơn. Điều này rất quan trọng đối với bệnh vảy nến.
  • Thành phần của nước biển có I-ốt, canxi, kali, silic, natri, magie, mangan, photpho, sắt, niken, oxy, nitơ, heli sẽ được hấp thụ qua các lỗ chân lông và mao mạch trên bề mặt da. Vì vậy, “bị vảy nến có tắm biển được không”, câu trả lời là hoàn toàn có thể

Đối với người mắc vảy nến, nước biển sẽ giúp diệt vi khuẩn, làm sạch, sát khuẩn vùng da viêm nhiễm. Tuy nhiên, người bệnh cần lựa chọn đến những vùng biển có nước sạch, không bị ô nhiễm để ngâm mình xuống tắm. Nếu bạn tắm tại những vùng nước không đảm bảo vệ sinh sẽ khiến bệnh càng nặng thêm. Câu hỏi “Bị vảy nến có tắm biển được không ?” thì câu trả lời là: Có, nhưng hạn chế!

Bị vảy nến đi tắm biển cần mang theo vật dụng gì?

“Bị vảy nến có tắm biển được không?” – Hoàn toàn có thể! Vì bệnh vảy nến không ảnh hưởng quá nhiều đến việc sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. 

Khi đi biển, ngoài mang những vật dụng cần thiết, người vảy nến cũng cần phải cân nhắc về việc mang một số vật dụng, thuốc men để bôi:

  • Kem chống nắng, chống tia UV 50++: Kem chống nắng giúp bảo vệ làn da, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Đối với người vảy nến thì điều này đặc biệt quan trọng.
Bị vảy nến có đi tắm biển được không? Nhưng nhớ mang theo kem chống nắng
Bị vảy nến có đi tắm biển được không? Nhưng nhớ mang theo kem chống nắng
  • Kem dưỡng ẩm body từ thiên nhiên (không có chất tẩy): Khi tắm biển, làn da rất dễ bị bắt nắng và khô rát, tạo cơ hội tấn công của vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy, người mắc vảy nến phải bôi kem dưỡng ẩm sau khi tắm biển. 
  • Thuốc bôi ngoài da: Sau khi tắm sạch với nước, người bệnh nên bôi một lớp thuốc qua đêm để chữa trị bệnh. 
  • Khăn tắm, khăn mặt sạch: Người bệnh không nên dùng chung đồ tại khách sạn để tránh lây nhiễm bệnh cho người khác.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên mang những đồ dùng để bảo vệ làn da như: mũ rộng vành, kính râm, áo dài tay,… để bảo vệ làn da. Người bị vảy nên có tắm biển được không. Câu trả lời là có nhưng đừng quên mang những vật dụng cần thiết để bảo vệ làn da của mình nhé. 

Hướng dẫn phương pháp tắm nước muối biển tại nhà trị vảy nến 

Ngoài việc ra biển tắm, người bệnh cũng có thể chuẩn bị muối biển để tắm tại nhà. Muối biển có thể mua tại các siêu thị hoặc trung tâm thương mại, spa. Cách “tắm biển tại nhà” khi bị vảy nến vừa giúp cải thiện bệnh lại vừa thư giãn, không mất quá nhiều chi phí. 

“Bị vảy nến có tắm biển được không?”. Người bệnh có thể tắm với muối biển ngay tại nhà mà tiết kiệm được nhiều chi phí.

Nguyên liệu:

  • 1 gói muối biển tinh khiết 
  • Nước ấm. 

Thực hiện: 

  • Đổ gói muối biển vào nước với tỉ lệ ⅕.
  • Ngâm mình trong nước khoảng 20 phút và chà xát nhẹ nước muối lên các vùng da bị vảy nến. 
  • Tắm lại bằng nước ấm để cơ thể sạch sẽ. 
  • Lưu ý: Chỉ nên tắm nước muối biển 2 – 3 lần/ 1 tuần.

Một số lưu ý khi đi tắm biển dành cho người bị vảy nến

“Bị vảy nến có tắm biển được không?”. Hoàn toàn có thể! Người bị vảy nến có thể tắm biển để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải lưu ý một số điều sau đây để tránh gây biến chứng cho bệnh: 

  • Không ngâm mình quá 40 phút/ ngày dưới nước biển, bởi có thể khiến các vi khuẩn xâm nhập, da chân da tay nhăn nheo. 
  • Tắm lại bằng nước sạch để đất, cát bẩn không bám lại trên bề mặt da. 
  • Thoa kem chống nắng trước khi xuống dưới biển tắm để làn da được bảo vệ. 
Thoa kem chống nắng để bảo vệ làn da khi đi tắm biển
Thoa kem chống nắng để bảo vệ làn da khi đi tắm biển
  • Không xuống tắm ở vùng nước bẩn, đục, nhiều rác thải chưa xử lý.
  • Không tắm trong thời gian mặt trời lên cao: Người bệnh chỉ nên tắm vào buổi sáng sớm hoặc chiều tà, không có ảnh nắng mặt trời để tránh tia UV chiếu vào da, gây tổn hại cho da. 

Như vậy, bài viết đã giúp bạn trả lời được câu hỏi bị vảy nến có tắm biển được không. Người bệnh nên đi tắm biển để làn da được sát khuẩn và nhanh chóng phục hồi. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa để có thể kiểm soát bệnh một cách tốt nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *