Các loại mụn thường gặp: Nguyên nhân, hình ảnh & cách khắc phục
Mụn cóc, mụn ẩn, mụn thịt, mụn trứng cá, mụn đầu đen… là các loại mụn thường gặp. Dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng mụn xuất hiện trên da khiến mọi người mất tự tin về ngoại hình. Vậy mụn là gì? Hình thành do đâu? Các loại mụn thường gặp nhất gồm những loại nào? Hình ảnh nhận biết và cách khắc phục ra sao? Những vấn đề này sẽ được giải đáp chi tiết trên blog CHR trong bài viết sau.
Mụn là gì? Vì sao mụn thường xuất hiện ở tuổi dậy thì?
Mụn (tên tiếng Anh là Acne) là một bệnh da liễu hình thành do sự thay đổi trong tuyến bã nhờn và nang lông. Khi chức năng của các hoocmon và tuyến nhờn dưới da bị rối loạn, da bị tổn thương sẽ hình thành một khối u nhỏ, nổi dần lên trên bề mặt da. Hiện tượng này gây ra cảm giác đau, làm da bị sưng đỏ, thường được gọi là mụn hay mụn trứng cá.
Mụn có thể mọc ở mọi vị trí trên cơ thể, đặc biệt, chúng hay xuất hiện ở các vị trí:
- Trên khuôn mặt
- Vùng dưới cằm và cổ.
- Quanh lưng, ngực, vai.
- Bộ phận sinh dục…
Tình trạng da bị mụn có thể xảy ra ở bất kì ai, với bất cứ đối tượng nào. Trong đó, chúng thường xuất hiện nhiều nhất ở tuổi dậy thì. Nguyên nhân vì khi đến tuổi dậy thì, nồng độ androgen trong cơ thể tăng lên. Hoocmon này kích thích hoạt động của tuyến bã nhờn, làm cho da mặt nhiều dầu. Đây là nguyên nhân khiến mọi người dễ nổi mụn ởlứa tuổi này.
Ngoài ra, còn có một số yếu tố khác khiến mụn mọc nhiều lên ở tuổi dậy thì như:
- Chế độ ăn uống chưa khoa học.
- Căng thẳng, stress kéo dài.
- Dùng mỹ phẩm không đúng cách, không đảm bảo chất lượng.
Các loại mụn thường xuất hiện bất ngờ. Nếu không biết cách chăm sóc và trị mụn hợp lý, bạn sẽ gặp phải nhiều phiền toái. Mụn có khả năng mọc lại hoặc hình thành sẹo trên cơ thể.
Các loại mụn thường gặp: Nguyên nhân và hình ảnh nhận biết
Dựa trên đặc điểm riêng, nguyên nhân gây mụn hay vị trí, người ta phân ra nhiều loại mụn khác nhau. Dưới đây là 12 loại mụn phổ biến hay gặp nhất.
1. Mụn trứng cá (Acne vulgaris)
Hầu hết mọi người thường quen gọi các loại mụn mọc trên mặt là mụn trứng cá. Thực ra, mụn trứng cá còn xuất hiện ở cả vai, lưng và ngực.
Mụn trứng cá hình thành do nang lông bị tắc, chất nhờn và tế bào chết bị ứ lại, tạo ra mụn. Loại mụn này thường xuất hiện ở tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai hoặc người sống trong môi trường bị ô nhiễm.
Mụn trứng cá có 3 mức độ:
- Mức độ nhẹ: Xuất hiện nốt nhỏ, hơi cộm lên bề mặt da, không gây đau.
- Mức độ trung bình: vùng da bệnh bị sưng tấy đỏ.
- Nghiêm trọng: Hình thành mủ bọc ở giữa.
2. Mụn đầu đen (Open Comedone)
Một thể nhẹ của mụn trứng cá được phân thành mụn đầu đen. Sở dĩ gọi loại mụn này là mụn đầu đen vì nó có chứa nhân màu đen. Đây đồng thời cũng là một trong các loại mụn thường gặp nhất.
Nguyên nhân gây mụn chủ yếu do lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Khi đó các tế bào chết, bã nhờn và vi khuẩn, nhân mụn hình thành. Nhân mụn nhô lên bề mặt da, tiếp xúc với không khí. Lúc này quá trình oxy hóa diễn da khiến mụn có đầu đen.
Dấu hiệu nhận biết mụn đầu đen xuất hiện:
- Bề mặt da nổi mụn nhỏ li ti, có nhân hở ra ngoài.
- Nhân mụn màu đen, nâu hoặc sẫm.
- Mụn thường mọc thành từng vùng. Sờ vào có cảm giác sần sùi.
3. Mụn ẩn (Hidden under the skin acne)
Nhắc tới các loại mụn trên mặt, chúng ta không thể bỏ qua mụn ẩn. Thực chất, loại mụn này có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác, tuy nhiên thường thấy nhất là trên da mặt.
Đây cũng là một thể của mụn trứng cá nhưng khác với mụn đầu đen, mụn ẩn không có nhân. Loại mụn này thường không gây đau, nhưng làm da sần sùi, thô ráp. Nếu không chữa trị sớm, chúng dễ chuyển thành dạng mụn viêm.
Mụn ẩn hình thành do những nguyên nhân sau:
- Ăn nhiều đồ ăn cay nóng, hay thức khuya, căng thẳng, mệt mỏi.
- Vệ sinh da chưa đúng cách.
- Sử dụng quá nhiều mỹ phẩm.
- Phụ nữ trong thời kỳ mang thai bị thay đổi nội tiết tố.
Mụn ẩn là loại mụn thường gặp ở các vị trí: Trên trán, quanh mắt, hai bên má, trên mũi, dưới cằm.
Mụn ẩn khó nhìn thấy bằng mắt thường nhưng khi sờ tay vào lại có thể cảm nhận rõ rệt.
4. Mụn cám (Acne Bran)
Cũng là một trong các loại mụn thường gặp nhất, mụn cám là thể nhẹ của mụn trứng cá. Loại mụn này thường xuất hiện nhiều ở vùng cánh mũi và đặc trưng ở kích thước nhỏ.
Mụn cám thường gặp ở các bạn nữ đang dậy thì, trong kỳ kinh nguyệt, phụ nữ mang thai, sau sinh… Nguyên nhân hình thành mụn cám có thể do rối loạn nội tiết tố, vệ sinh da sai cách, tác động từ môi trường hoặc sử dụng mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, mụn cám cũng có thể thấy ở nhiều đối tượng khác như nam giới đang tuổi dậy thì, dân văn phòng…
Mụn cám thường hay mọc trên mặt. Các vị trí thường mọc mụn cám là trán, má, mũi, cằm.
Có thể nhận biết mụn cám dựa trên các dấu hiệu thường gặp như:
- Đầu mụn nhỏ li ti.
- Mụn có màu trắng đục hoặc ngả đen.
- Bề mặt da sần sùi.
- Thường không đau.
Sự xuất hiện của mụn cám cảnh báo nguy cơ bạn đang gặp vấn đề về đường tiêu hóa, dạ dày, hoặc cơ quan sinh sản. Bạn nữ không nên chủ quan khi bị mọc loại mụn này.
5. Mụn bọc (Nodule)
Nhiều người khi nhắc tới các loại mụn thường gặp hay các loại mụn trên da thì nghĩ ngay đến mụn bọc. Đây là thể nặng của mụn trứng cá. Mụn bọc thường gây đau nhức. Khi vỡ ra có thể lây lan sang các vùng da lành.
Mụn bọc hình thành do 4 nguyên nhân chính: Thói quen sờ tay lên mặt; ăn uống, sinh hoạt không hợp lý; rối loạn nội tiết tố và sử dụng mỹ phẩm không an toàn.
Các triệu chứng hình thành mụn bọc dễ nhận thấy là:
- Hình thành mụn nhỏ, cứng, đỏ, càng về sau càng lớn.
- Xung quanh mụn có cảm giác đau.
- Bên trong mụn chứa mủ máu.
- Thường không có đầu nhân.
Mụn bọc có thể tự xẹp, nhưng nó để lại sẹo lỗ trên da. Nếu mụn bọc bị vỡ, người bệnh có thể bị nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, ảnh hưởng tới các dây thần kinh.
6. Mụn cóc (Common Warts)
Nhiều người cho rằng mụn cóc không quá phổ biến. Thực chất, đây cũng là một trong số các loại mụn thường gặp. Tuy nhiên, nó có đặc trưng khác so với những loại mụn trứng cá thông thường.
Mụn cóc là khối u sần sùi thường mọc trên bàn tay, bàn chân và những vùng da bị xước. Mụn có dạng hạt tròn hoặc dạng sợi.
Mụn hình thành do virus HPV (Human Papilloma Virus) xâm nhập vết trầy xước trên da. Virus này khiến các tế bào ở lớp ngoài của da phát triển nhanh chóng, hình thành mụn cóc.
Trẻ em thường bị mọc mụn cóc trên mặt. Đàn ông mọc trong râu. Còn ở phụ nữ, các loại mụn cóc thường gặp ở chân.
7. Mụn thịt (Syringoma)
Mụn thịt là loại u nang tính. Chúng thường mọc thành từng đám trên một số vùng da nhất định như nách, bụng, da đầu và cơ quan sinh dục.
Nguyên nhân hình thành mụn thịt là do tuyến mồ hôi hoạt động quá mức khiến mô tăng trường bất thường, tạo ra các khối u.
Đặc điểm nhận dạng mụn thịt:
- Mụn có màu trắng hoặc màu da.
- Kích thước chỉ khoảng 1-3 mm.
- Sờ vào cảm giác sần sùi, hơi cứng.
- Không đau, không ngứa.
Mụn thịt khiến làn da nhăn nheo, kém sắc, nhanh bị lão hóa. Mụn thường xuất hiện ở quanh mắt, trán, gò má, cổ, nách, bụng, mông, cơ quan sinh dục…
8. Mụn nhọt (Pimple)
Ngoài những loại mụn kể trên, nhắc đến các loại mụn thường gặp chúng ta không thể bỏ qua mụn nhọt. Đây là tình trạng trên da xuất hiện những nốt đỏ, sau đó sưng viêm và lớn dần, gây cảm giác đau đớn.
Các nang lông bị nhiễm trùng dẫn đến viêm là nguyên nhân chính hình thành mụn nhọt. Có thể nhận biết sự hình thành của mụn nhọt dựa trên các dấu hiệu:
- Vùng viêm lớn dần, xuất hiện mủ trắng ở chính giữa. Phần mủ trắng này ngày càng tăng.
- Kích thước mụn bằng hạt đỗ, đầu đũa hoặc to hơn.
- Cảm giác đau, ngứa.
- Bề mặt da nóng đỏ, cứng.
- Khi mụn vỡ sẽ chảy máu, kèm theo mủ và ngòi ở giữa.
- Bị sốt, thay đổi vị giác, rối loạn nhịp tim.
Khi bị mụn nhọt, chúng ta không nên gãi. Không tự ý dùng tay nặn lấy ngòi trong mụn ra. Việc này có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, viêm mủ màng tim, viêm mủ màng phổi… rất nguy hiểm.
9. Mụn đầu đinh (Acne nail)
Mụn đầu đinh còn có cách gọi khác là mụn đinh râu. Đây là một loại mụn độc, thường thấy ở quanh miệng, mũi. Loại mụn này có đầu cứng, gây đau buốt, nhức nhối.
Việc nặn mụn trứng cá sai cách dẫn đến nhiễm trùng là nguyên nhân chính hình thành mụn đinh. Ngoài ra, tại các vết xước trên da quanh miệng bị vi khuẩn tấn công cũng dễ mọc mụn đầu đinh.
Mụn đầu đinh khá giống với mụn nhọt. Tuy nhiên có thể phân biệt 2 loại mụn này thông qua các dấu hiệu thường gặp. Các đặc điểm của mụn đầu đinh:
- Mụn mọc đơn lẻ quanh miệng.
- Mới đầu chỉ sưng, đỏ, và đau. Sau đó mưng mủ và xuất hiện ngòi đen.
- Sờ thấy nóng.
- Có thể gây sốt cao trên 40 độ.
Mụn đầu đinh phát triển theo 3 giai đoạn. Sưng đỏ, hình thành ngòi và mưng mủ, thoát mủ, thoát ngòi.
Mụn đinh mọc ở trên mặt nên rất dễ nhầm lẫn với các loại mụn trứng cá. Vì vậy, người bệnh thường có thói quen nặn mụn. Việc nặn mụn đinh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, cũng giống như việc nặn mụn nhọt. Người bị mọc mụn đinh cần hết sức lưu ý.
10. Mụn rộp sinh dục (Herpes genital)
Mụn rộp sinh dục vừa được xem là một trong những bệnh xã hội phổ biến, vừa là một trong các loại mụn thường gặp. Bởi đây là bệnh lý có tính nhạy cảm, nên khi mắc phải hầu hết mọi người đều có tâm lý ngại thăm khám.
Mụn rộp sinh dục là loại mụn mọc ở cơ quan sinh dục của cả nam và nữ. Nguyên nhân gây mụn do virus Herpes simplex virus (HSV) gây ra. Mụn chủ yếu lây qua hoạt động quan hệ tình dục không an toàn. Ngoài ra, loại mụn này có thể lây truyền từ mẹ sang con, lây do mặc chung đồ, sử dụng chung đồ dùng cá nhân hoặc lây qua đường máu.
Khi bị mụn rộp sinh dục sẽ có các biểu hiện sau:
- Xuất hiện mụn ở bộ phận sinh dục, mông hoặc chân.
- Người bệnh bị đau và ngứa trong khoảng 2 đến 7 ngày đầu.
- Sau đó mụn nhô lên, chứa nước bên trong.
- Thời gian sau đó, mụn có thể bị loét ra, chảy dịch, máu, gây đau, ngứa, bỏng rát.
Ngoài các loại mụn kể trên, còn rất nhiều các loại mụn thường gặp khác. Trong đó có nhiều loại mụn tương đối giống nhau, khiến chúng ta dễ nhầm lẫn. Điều này có thể gây nguy hiểm và khó khăn khi khắc phục bệnh.
Vì vậy, việc xác định được chính xác loại mụn đang hình thành trên da là rất quan trọng. Chỉ khi xác định đúng bạn mới biết phải làm gì để trị mụn hiệu quả. ‘
11. Mụn trứng cá dạng nang (Cysts Acne)
Loại trứng cá này còn được gọi là mụn nang, là một trong những thể nặng nhất của mụn trứng cá. Khi xuất hiện mụn nang trên da, không những thẩm mỹ bị ảnh hưởng nặng nề mà người mắc phải còn có nguy cơ bị viêm nặng, hình thành ổ áp-xe hoặc nhiễm trùng máu.
Dấu hiệu nhận biết mụn trứng cá dạng nang là:
- Trên da xuất hiện các cục to, sưng đỏ, đau nhức, chứa mủ hoặc không.
- Ban đầu mụn chỉ gây sưng tấy, đau và khó chịu. Nhưng để lâu không khắc phục có thể chuyển thành nang cứng, chứa nhiều dịch bên trong.
- U nang chứa nhiều vi khuẩn, dịch nhầy, tế bào chết nên dễ tạo thành những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe người bệnh. Nguy cơ để lại seo rỗ sau chữa trị cũng rất cao.
12. Mụn đầu trắng (Whiteheads Acne)
Là một trong các loại mụn thường gặp, mụn đầu trắng xuất hiện khi phần nhân của các nốt mụn trứng cá đóng lại khiến cho lỗ chân lông bị bí. Vì không bị oxy hóa nhân mụn nên đầu mụn có màu trắng dễ nhận biết.
Vậy tại sao mụn cứ xuất hiện hoài? Theo các bác sĩ da liễu, nguyên nhân gây mụn đầu trắng gồm những yếu tố sau:
- Nội tiết tố androgen phát triển quá mức, gây ra hiện tượng tăng tiết chất nhờ trên da. Kết hợp cùng với tế bào chết của da, bụi bẩn, vi khuẩn khiến da bị viêm, nghẽn lỗ chân lông và gây mụn.
- Do sử dụng những loại mỹ phẩm có hại cho da
- Do di truyền (nguyên nhân này ít gặp)
- Do bề mặt da tiếp xúc với các tác nhân gây mụn như vi khuẩn, bụi bẩn, hóa chất độc hại…
Cách trị mụn theo từng mức độ nặng, nhẹ
Phản xạ tự nhiên của nhiều người khi thấy mụn là nặn. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp thực sự đúng. Khi bị mụn, việc đầu tiên là chúng ta cần xác định đó là loại mụn gì. Sau đó, hãy tìm hiểu nguyên nhân hình thành mụn. Từ đó lựa chọn cách trị mụn hiệu quả nhất.
Trường hợp nhẹ
Nếu bị mọc mụn ở mức độ nhẹ, chúng ta có thể trị mụn theo dân gian. Trong dân gian có nhiều cách trị mụn đơn giản tại nhà cho hiệu quả tốt, đã có nhiều người thực hiện thành công. Dưới đây là một số cách bạn nên biết.
Cách trị mụn bằng tỏi hiệu quả sau 1 đêm
Tỏi có thể trị được các loại mụn thường gặp như mụn bọc, mụn nhọt. Trong tỏi chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa. Nó có khả năng loại bỏ vi khuẩn, các yếu tố gây ra mụn.
Để thực hiện cách trị mụn này, bạn cần chuẩn bị:
- 1- 2 tép tỏi tươi.
- Nước ấm.
- Máy xay tỏi.
Cách tiến hành:
- Loại bỏ vỏ tỏi, rửa sạch, để ráo.
- Cho tỏi vào máy xay cùng nước ấm.
- Lọc bỏ bã tỏi, lấy nước cốt.
- Cho một lượng nước cốt tỏi vừa đủ thoa lên vùng da bị mụn.
- Massage nhẹ nhàng vùng da mụn.
- Để nguyên từ 15 – 20 phút để nước cốt tỏi thấm vào trong lớp biểu bì.
Kiên trì thực hiện mỗi ngày cho đến khi khỏi mụn.
Ngoài ra, nên ăn 1 – 2 tép tỏi vào lúc đói để đào thải độc tố, tác nhân gây mụn trong cơ thể ra ngoài.
Trị mụn bằng chanh
Chanh có tính kháng khuẩn, sát trùng. Có thể dùng chanh để tẩy tế bào chết rất hiệu quả. Vì vậy, nó được dùng để trị các loại mụn thông thường hay gặp.
Để trị mụn bằng chanh, bạn chỉ cần 1 quả chanh tươi mỗi ngày là đủ.
Cách làm:
- Làm sạch quả chanh.
- Cắt đôi rồi vắt lấy nước cốt.
- Pha loãng nước chanh rồi bôi lên vùng mụn, kết hợp xoa nhẹ nhàng.
- Để như vậy khoảng 10 – 15 phút cho da dần khô lại.
- Khi bề mặt da đã khô, rửa lại với nước và lau bằng khăn mềm.
- Thực hiện khoảng 2 lần/tuần để đạt hiệu quả tốt.
Lưu ý:
- Bạn cũng có thể thêm nước hoa hồng vào nước cốt chanh rồi bôi lên da để tăng tính sát khuẩn.
- Không nên thực hiện quá nhiều, tránh để da bị bào mòn.
Trị các loại mụn thường gặp bằng rau diếp cá
Rau diếp cá chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, sát trùng và làm lành vết thương. Vì vậy các chị em thường dùng diếp cá để trị nhiều loại mụn thường gặp.
Cách thực hiện:
- Lá diếp cá (khoảng một nắm) nhặt sạch, ngâm muối, rửa sạch với nước rồi để ráo.
- Xay nhuyễn cùng một ít nước lọc.
- Lọc lấy nước cốt.
- Thoa lên vị trí da bị mụn.
- Để như vậy trong 10 – 15 phút.
- Đến khi bề mặt vùng da vừa bôi khô thì rửa lại bằng nước lạnh và lau khô.
Nên thực hiện đều đặn hàng ngày đến khi tình trạng mụn giảm hẳn.
3 cách trị mụn theo dân gian kể trên thường áp dụng cho các loại mụn hay gặp ở mặt, lưng, ngực. Ngoài ra, còn rất nhiều cách trị mụn khác như dùng nghệ, dùng nha đam, mật ong, kết hợp chanh với mật ong… Tuy nhiên, đối với các trường hợp bị mụn đầu đinh, mụn nhọt, bạn nên tham khảo cách chữa trị từ chuyên gia.
Trường hợp nặng
Có 4 trường hợp bạn cần đến gặp chuyên gia da liễu để tìm nguyên nhân và cách chữa trị đó là:
- Trường hợp 1: Khi bị mọc mụn với mật độ cao, các vùng da mụn bị tổn thương nặng hoặc mọc lại nhiều lần.
- Trường hợp 2: Người bị mụn ở vùng kín, mụn do virus gây ra.
- Trường hợp 3: Bạn có biểu hiện sốt cao trên 40 độ. Trường hợp này thường gặp ở những người bị các loại mụn nhọt, mụn đinh râu.
- Trường hợp 4: Vùng da mọc mụn bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn nặng khiến bạn đau, nhức, chảy mủ.
Hiện nay trên thị trường chúng ta thường gặp các loại thuốc tây trị mụn dùng để uống hoặc bôi. Có thể chia thành hai nhóm thuốc: Thuốc kháng sinh trị mụn và thuốc trị mụn không chứa kháng sinh.
Nhóm thuốc kháng sinh trị mụn gồm:
- Thuốc uống: Tetracycline, Minocycline, Clindamycin (uống)…
- Thuốc bôi: Clindamycin (bôi), Erythromycin, Dapsone…
Nhóm thuốc trị mụn không chứa kháng sinh:
- Thuốc bôi: Benzoyl peroxide, Retinoids, Acid azelaic…
Các loại thuốc này có tác dụng diệt khuẩn gây mụn, ức chế viêm, loại bỏ da chết, dưỡng ẩm cho da… Tùy vào loại mụn và tình trạng mọc mụn của mỗi người mà bác sĩ khuyên dùng thuốc trị mụn thích hợp nhất.
Cách ngăn ngừa các loại mụn trên mặt và cơ thể
Nếu chăm sóc da đúng cách và xây dựng thói quen, chế độ ăn uống hợp lý, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và ngăn ngừa các loại mụn thường gặp kể trên một cách hiệu quả. Cụ thể, dưới đây là những lời khuyên mà chuyên gia của CHR khuyến nghị mọi người nên áp dụng:
- Thường xuyên vệ sinh làn da sạch sẽ, tránh để vi khuẩn xâm nhập, gây hại cho da.
- Không lạm dụng mỹ phẩm. Cần chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chiết xuất từ tự nhiên, không chứa xà phòng và hương liệu hóa học.
- Vệ sinh nơi ở sạch sẽ. Giữ không gian thoáng mát, tránh tiếp xúc với bụi bẩn.
- Thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, lo âu.
- Khi mọc các loại mụn có mủ, ngòi, đầu đinh, không nên tự ý nặn mụn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương án xử lý đúng nhất.
- Cần rửa tay, dụng cụ sạch sẽ trước khi nặn mụn.
- Nếu khi mọc mụn mà cơ thể bị sốt cao trên 40 độ, nên đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.
- Không quan hệ nam nữ thiếu lành mạnh, tránh bị lây nhiễm các loại mụn qua đường tình dục.
Trên đây thông tin về các loại mụn thường gặp và hình ảnh chi tiết nhất. Đồng thời, bài viết cũng chỉ ra những nguyên nhân gây mụn và cách khắc phục theo từng trường hợp. Mong rằng qua đây, bạn đọc sẽ hiểu thêm về hiện tượng da liễu này và biết cách khắc phục mụn trứng cá hiệu quả nhất.
Bác sĩ ơi. E bị nổi những nốt nhỏ li ti màu trắng đục trên viền môi. Ngày càng Lan rộng mà e k biết cách chữa trị làm sao cho khỏi. Bác sĩ giúp e được k ạ.