Hướng dẫn bạn cách nặn mụn bọc bị chai cứng đơn giản, an toàn cho da
Cách nặn mụn bọc bị chai cứng như thế nào là vấn đề được nhiều người bị mụn quan tâm. Mụn bọc chai nếu không nặn đúng cách có thể dẫn đến nhiều tác động xấu cho sức khỏe cũng như làn da của bạn. Vậy nặn như thế nào để hết chân mụn chai cứng và không để lại sẹo? Bài viết này sẽ hướng dẫn chị em mẹo nặn mụn bọc bị chai cứng đúng cách.
Mụn bọc bị chai cứng là gì? Có nên nặn không?
Mụn bọc bị chai cứng là một dạng biến thể của mụn bọc do lâu ngày không xử lý hết nhân nên bị chai cứng lại không nhô lên nhưng cứ làm kén dưới bề mặt da. Dạng mụn này nếu không được lấy nhân kịp thời sẽ hình thành ổ mụn to và để lại sẹo rỗ sau khi lấy nhân ra.
Vậy có nên nặn mụn bọc bị chai cứng hay không? Nặn có khiến da bị tổn thương nặng hơn không? Mụn bọc bị chai tuy không nổi u cục như các loại mụn khác nhưng chúng tồn tại dưới da tạo ổ khiến vùng da đó bị yếu đi, sạm đen và thiếu sức sống.
Mụn bọc lưu lại trên da gây mất thẩm mỹ, càng để lâu càng gây tổn thương. Vì vậy cần nặn mụn chai càng sớm càng tốt. Sau đó, cần sử dụng các liệu pháp và mỹ phẩm phục hồi tổn thương cho da sau khi nặn mụn.
Mụn chai cứng và rất khó để lấy được nhân ra. Vì thế chúng ta không nên tự nặn mụn tại nhà. Việc nặn mụn sai cách dễ khiến mụn chai mưng mủ và nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Tốt nhất là các bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa da liễu để loại bỏ mụn bọc bị chai tận gốc an toàn và hiệu quả.
Nặn mụn bọc bị chai cứng sai cách để lại hậu quả gì?
Như đã nhắc đến ở trên là việc xử lý mụn bọc bị chai rất khó và nếu làm không đúng cách khiến tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn và không lường trước được hậu quả về sau. Dưới đây là một số hậu quả của việc nặn mụn chai sai cách mà các bạn cần biết.
- Nặn mụn bọc bị chai cứng sai cách khiến nhân bị đẩy vào bên trong sâu hơn.
- Nặn mụn sai cách khiến vi khuẩn lây lan làm sản sinh thêm mụn. Vùng da xung quanh mụn rất yếu và dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Khi bạn xử lý mụn bằng tay khiến mủ mụn dính sang các vùng da xung quanh kết hợp với bã nhờn sẵn có trên da tạo thành những nốt mụn mới.
- Nặn mụn sai vị trí để lại hậu quả nghiêm trọng. Không phải vùng da nào cũng có thể nặn mụn. Nếu tự nặn mụn bọc bị chai các bạn cần tránh các vị trí cấm địa trên mặt như mép, mũi, cằm. Những vùng này dễ gây nhiễm trùng máu, ảnh hưởng đến các dây thần kinh và có thể bị co giật, méo miệng.
Hướng dẫn cách nặn mụn bọc bị chai cứng đúng chuẩn spa
Việc xử lý mụn bọc bị chai cứng sẽ đơn giản hơn rất nhiều nếu như bạn biết cách nặn mụn và chăm sóc da sau khi nặn. Còn nếu chưa biết hãy tham khảo 6 bước nặn mụn bọc bị chai cứng dưới đây nhé.
- Bước 1: Bôi thuốc đặc trị mụn bọc bị chai (thời gian bôi thuốc tối thiểu 1 tuần, có thể kéo dài 2 – 3 tuần để ủ cho mụn chín kỹ và lấy nhân ra dễ dàng hơn)
- Bước 2: Kiểm tra mụn đã đủ độ chín để nặn chưa. Khi vùng da xung quanh không còn sưng đỏ, đầu cứng lại, chạm tay vào không còn đau là mụn đã đủ chín. Không nên nặn khi mụn chưa chín vì mụn dễ tái phát trở lại và bị sưng viêm to hơn.
- Bước 3: Rửa sạch mặt, xông hơi trước khi nặn mụn bọc. Xông hơi mặt làm giãn nở các tế bào da giúp chữa trị dễ dàng hơn
- Bước 4: Dùng dụng cụ nặn mụn bọc bị chai chuyên dụng (que nặn mụn hoặc có thể thay thế bằng tăm bông) lấy hết nhân ra ngoài.
- Bước 5: Sát trùng vết thương sau khi nặn mụn bằng nước muối sinh lý. Việc này giúp làm sạch da, hạn chế vi khuẩn xâm nhập.
- Bước 6: Bôi kem ngừa thâm, chống sẹo được chỉ định của bác sĩ da liễu.
Cách nặn mụn bọc bị chai cứng này chỉ áp dụng cho mụn bọc mọc riêng lẻ và bị viêm nhẹ. Mụn mọc ở vị trí cấm địa trên mặt như xung quanh mép, cằm thì không nên tự nặn. Đối với mụn bọc bị chai cứng lâu năm thì bạn nên đi khám và điều trị tại các cơ sở da liễu uy tín.
Điều trị mụn bọc bị chai bằng thảo dược tự nhiên mà không cần nặn mụn
Ngoài việc tìm hiểu cách nặn mụn bọc bị chai cứng, các bạn còn có thể áp dụng cách trị mụn bọc tại nhà mà không cần nặn mụn với các thảo dược tự nhiên như sau:
- Mật ong: Sử dụng mật ong nguyên chất thoa lên vị trí bị mụn bọc khoảng 30 phút sau đó rửa lại bằng nước ấm. Thực hiện đều đặn hàng ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Lá tía tô: Lá tía tô rửa sạch xay nhuyễn vắt lấy nước rồi thoa lên vị trí bị mụn khoảng 30p. Rửa lại bằng nước ấm. Thực hiện 3 – 4 lần/ tuần.
- Tỏi tươi: Tỏi xay nhuyễn đắp trực tiếp lên vùng da bị mụn bọc trong khoảng 10 phút. Sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng các cách này chỉ nên áp dụng trong trường hợp mụn bọc bị chai ở mức độ nhẹ. Còn với người bị mụn nặng kèm theo các biến chứng như viêm nhiễm, nhiễm trùng da, bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị một cách phù hợp nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!