Mãn kinh có mang thai được không? Những nguy hiểm tiềm ẩn

Mãn kinh có mang thai được không khi buồng trứng đã hoạt động kém, hormone estrogen giảm nhanh chóng, đồng thời lúc này chất lượng trứng cũng không đảm bảo? Nếu mang thai khi mãn kinh liệu có tiềm ẩn nguy hiểm gì không? Câu trả lời ra sao, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Mãn kinh có mang thai được không? Có sinh con được không?

Mãn kinh là giai đoạn sinh lý tự nhiên của phụ nữ trong độ tuổi trung bình từ 45-52 tuổi. Nếu mãn kinh trước 40 tuổi thì được gọi là mãn kinh sớm, trong khi đó mãn kinh muộn là tình trạng kinh nguyệt vẫn còn cho đến thời gian ngoài 55 tuổi. Vậy mãn kinh có mang thai được không? 

Mãn kinh có mang thai được không là thắc mắc của nhiều chị em
Mãn kinh có mang thai được không là thắc mắc của nhiều chị em

Câu trả lời là CÓ, tuy rất ít nhưng không phải là không có. Các chuyên gia y tế cho biết, biểu hiện rõ ràng nhất của thời kỳ mãn kinh là sự mất đi của kinh nguyệt. Theo đó, trong vòng 1 năm, kinh nguyệt không xuất hiện lần nào, điều đó chứng tỏ bạn đã chính thức bước vào giai đoạn mãn kinh. 

Bởi vậy, mang thai khi mãn kinh là điều hoàn toàn có thể nếu chị em mới mất kinh vài tháng trong giai đoạn này. Vậy mãn kinh còn trứng không? – Khi kinh nguyệt vẫn còn, tức là buồng trứng vẫn tiết estrogen, trứng vẫn rụng do đó khả năng thụ thai tự nhiên hoàn toàn có thể xảy ra. Nếu chị em không muốn có thai ngoài ý muốn khi mãn kinh, tốt nhất mọi người nên thực hiện biện pháp phòng ngừa khi quan hệ tình dục trong suốt 12 tháng bắt đầu từ tháng đầu mất kinh.

Mãn kinh có thụ tinh nhân tạo được không? – Ngoài khả năng mang thai tự nhiên hiếm gặp ở độ tuổi mãn kinh, chị em có thể tiến hành thụ tinh nhân tạo bằng cách sử dụng chính trứng của mình hoặc xin trứng từ người hiến tặng. Quá trình thụ tinh nhân tạo được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bác sĩ chỉ định tiêm một số loại thuốc có chứa hormone kích thích nang trứng phát triển vào cơ thể nữ giới trong vòng 10-12 ngày.
  • Bước 2: Bác sĩ sẽ dùng 1 cây kim và thiết bị hút để lấy trứng ra, sau đó sẽ tiến hành nuôi cấy và ủ trứng. Với những trứng đạt tiêu chuẩn sẽ được trộn với tinh trùng để tạo thành phôi
  • Bước 3: Sau khi thụ tinh, phôi sẽ được nuôi cấy 2-5 ngày trong phòng thí nghiệm
  • Bước 4: Bác sĩ sẽ kết  hợp một vài phôi với một lượng nhỏ dung dịch được chứa trong ống tiêm, gắn vào đầu 1 ống thông dài và dẫn vào sâu trong tử cung phụ nữ
  • Bước 5: Sau khi chuyển phôi khoảng 2 tuần, chị em sẽ được xét nghiệm nồng độ hCG để biết quy trình thụ tinh trong ống nghiệm có thành công hay không.
Thực hiện thụ tinh nhân tạo có thể giúp phụ nữ mãn kinh mang thai
Thực hiện thụ tinh nhân tạo có thể giúp phụ nữ mãn kinh mang thai

Mãn kinh có sinh con đường không? Khi sinh nên chọn phương pháp nào? “Cửa sinh là cửa tử” đó là câu nói mà ông bà tổ tiên vẫn nhắc đến mỗi khi người phụ nữ “vượt cạn”. Trong quá trình sinh nở, người phụ nữ có thể gặp nhiều vấn đề, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, khi sinh con ở tuổi đã cao, ngoài 40 tuổi, tốt nhất chị em nên lựa chọn phương pháp sinh mổ và sinh tại các bệnh viện uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn bé.

Mang thai tuổi mãn kinh tiềm ẩn những nguy hiểm nào?

Mãn kinh có mang thai được không? – Khi càng gần đến độ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh, khả năng thụ thai càng khó khăn bởi khi đó quá trình rụng trứng trở nên không đều. Theo các chuyên gia y tế, trong khi nam giới liên tục sản sinh tinh trùng ngay cả khi họ đã lớn tuổi nhưng với phụ nữ, số trứng chỉ có ở mức độ giới hạn và không thể tái tạo thêm nữa. 

Do đó, việc mang thai khi lớn tuổi, đặc biệt là mang thai khi mãn kinh sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, điển hình như: 

  • Ngoài độ tuổi 40, trứng của phụ nữ sẽ có nguy cơ cao bị bất thường về nhiễm sắc thể. Nếu thụ thai thành công, thai nhi bị dị tật là điều khó tránh khỏi.
  • Sau khi mãn kinh, cơ thể phụ nữ dễ mắc nhiều bệnh lý nghiêm trọng như loãng xương, thoái hóa xương khớp, cao huyết áp, tiểu đường, máu nhiễm mỡ hay thậm chí là ung thư vú,… Do đó, việc mang thai sẽ càng làm sức khỏe của phụ nữ yếu đi.
  • Nguy cơ biến chứng thai kỳ, tiền sản giật, thai chết lưu, sinh non,… sẽ khó tránh khỏi nếu phụ nữ mãn kinh không chăm sóc tốt bản thân trong thời gian mang thai.
  • Khả năng thụ tinh nhân tạo thành công ngay trong lần đầu đối với phụ nữ mãn kinh là tương đối khó. Nếu kiên trì thực hiện phương pháp này nhiều lần, mọi người không chỉ tốn kém về tiền của mà còn ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe.
Mang thai khi đã mãn kinh có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nên chị em cần cân nhắc thật kỹ
Mang thai khi đã mãn kinh có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nên chị em cần cân nhắc thật kỹ

Mãn kinh có mang thai được không? – Câu trả lời đương nhiên là có. Nhưng mọi người có thể thấy, quá trình mang thai, chuyển dạ trong giai đoạn này sẽ tương đối khó khăn và ẩn chứa nhiều nguy hiểm cho chính bản thân người mẹ lẫn đứa con. Bởi vậy, một khi đã quyết định mang thai, mọi người cần chuẩn bị sẵn tinh thần vì nhiều rủi ro khó có thể lường trước được. Còn nếu không muốn làm mẹ ở độ tuổi mãn kinh, tốt nhất chị em nên có biện pháp ngừa thai hiệu quả như:

  • Dùng thuốc tránh thai
  • Sử dụng dụng cụ tử cung có hoặc không chứa nội tiết tố
  • Triệt sản, thắt ống dẫn trứng, cắt ống dẫn trứng hay thắt ống dẫn tinh ở nam giới
  • Sử dụng bao cao su
  • Đề nghị chồng xuất tinh ngoài

Lưu ý gì cho phụ nữ mang thai khi mãn kinh?

Mãn kinh có mang thai được không? – Câu trả lời là có nhưng theo các chuyên gia y tế, phụ nữ mang thai khi mãn kinh cần lưu ý một số điểm quan trọng như:

  • Tuyệt đối không uống rượu bia, cà phê, hút thuốc lá hoặc sử dụng chất kích thích
  • Nếu đang sử dụng thuốc tây để điều trị các bệnh liên quan đến huyết áp, tiểu đường,… mọi người cần thông báo cho bác sĩ để có sự điều chỉnh hợp lý, hạn chế ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Thường xuyên theo dõi y tế theo đúng lịch hẹn của bác sĩ
  • Không làm việc nặng, không đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu
  • Trong suốt thai kỳ, nếu có hiện tượng chảy máu âm đạo bất thường, đau nhức mỏi vùng lưng dưới nhiều, phù nề chân nặng,… chị em cần sớm đi thăm khám
  • Cần chuẩn bị một chế độ ăn uống, lành mạnh để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi
  • Kiêng hoàn toàn chuyện quan hệ tình dục
Phụ nữ mãn kinh mang thai cần thường xuyên theo dõi y tế
Phụ nữ mãn kinh mang thai cần thường xuyên theo dõi y tế

Ngoài những lưu ý trên, điều quan trọng nhất chị em cần nhớ trước khi mang thai tuổi mãn kinh là không quên bổ sung estrogen bằng thuốc uống hoặc qua đường thực phẩm. Về thực phẩm, mọi người nên tích cực bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình một số loại tiêu biểu như cá hồi, súp lơ xanh, tỏi, hạt lanh, các loại quả mọng,…

Về thuốc uống, hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại thuốc tăng cường nội tiết tố nữ, bổ sung estrogen. Với thuốc tây, chúng tôi có thể liệt kê một số cái tên tiêu biểu như thuốc Femoston, Soy Lecithin, Sâm Angela Gold hay Viên uống tăng cường nội tiết tố nữ Nature’s Gold Iso,… 

Còn với thuốc nam, các bài thuốc được bào chế từ thảo dược, có cơ chế trị bệnh rõ ràng sẽ giúp cơ thể nữ giới thêm khỏe mạnh, làm dày niêm mạc tử cung, kích thích nang trứng phát triển, tăng sức đề kháng,… để quá trình thụ thai diễn ra dễ dàng. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *