Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không? Lắng nghe chuyên gia tư vấn

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú hay không là một trong những thắc mắc chung của các bà mẹ không may bị mắc căn bệnh về da này. Bản năng làm mẹ khiến cho người phụ nữ lo lắng cho thiên thần bé nhỏ nhất chứ không phải là bản thân mình. Hãy cùng lắng nghe chuyên gia CHR chia sẻ để có thể giải đáp mọi vấn đề để giúp bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của em bé và cả người mẹ.

Khi mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú?
Khi mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú?

Giải đáp mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú?

Hiện nay, tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa là một trong những chứng bệnh ngoài da phổ biến thường gặp, trong đó không loại trừ những đối tượng là phụ nữ sau sinh. Nguyên nhân là do phụ nữ mang thai và sinh con thường có những thay đổi về nội tiết tố, chế độ ăn uống hay thói quen sinh hoạt nên cơ thể trở nên đặc biệt mẫn cảm, hệ miễn dịch suy giảm, làm xuất hiện chứng dị ứng nổi mề đay.

Với vấn đề mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không, chuyên gia tư vấn triệu chứng bệnh lý này không gây tác động gì đến sữa mẹ. Chính vì vậy, các bà mẹ bị nổi mề đay mẩn ngứa vẫn hoàn toàn có thể nuôi con trẻ bằng sữa mẹ bình thường mà không cần phải lo lắng bất kỳ điều gì. 

Mẹ bị nổi mề đay vẫn có thể cho con bú như bình thường
Mẹ bị nổi mề đay vẫn có thể cho con bú như bình thường

Cụ thể hơn, căn bệnh nổi mề đay không gây bất cứ tác động nào đến quá trình cho sữa của mẹ, vì thế cũng không ảnh hưởng gì đến bé. Sức khỏe và sự phát triển lành mạnh của bé vẫn được đảm bảo mà không cần lo trẻ có thể bị lây nhiễm qua đường sữa.

Trường hợp mẹ bị mề đay không thể cho con bú

Chuyên gia cũng đưa ra lời cảnh báo đối với các bà mẹ đang dùng thuốc tây điều trị chứng mề đay, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh thì tuyệt đối không nên cho con bú sữa. Vì trong thuốc tây có rất nhiều thành phần có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ, dẫn đến việc vô tình đưa hàm lượng thuốc này vào cơ thể trẻ. Về lâu dài, các thành phần thuốc dần tích lũy có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. 

Do đó, mẹ bị bệnh mề đay nên lựa chọn phương pháp điều trị tránh gây ảnh hưởng đến trẻ, nên ưu tiên dùng các liệu pháp thảo dược tự nhiên để bảo đảm an toàn và lành tính.

Phương pháp điều trị nổi mề đay khi đang cho con bú

Sau khi đã được giải đáp cụ thể về vấn đề mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú không, các bà mẹ cũng nên quan tâm đến việc chọn hướng điều trị bệnh dứt điểm và an toàn cho bản thân, tránh ảnh hưởng đến trẻ. Theo chuyên gia, mỗi trường hợp bệnh lý khác nhau sẽ có những phương pháp chữa trị khác nhau.

Các chuyên gia xin chia sẻ một vài cách điều trị chứng mề đay dứt điểm cho phụ nữ sau sinh điển hình sau:

1. Sử dụng các biện pháp dân gian

Các mẹo dân gian là biện pháp an toàn, thường được mẹ sau sinh áp dụng để cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu do bệnh nổi mề đay gây ra. Dưới đây là những cách mà bạn cũng có thể sử dụng:

Chườm lạnh cũng là cách trị chứng nổi mề đay ở phụ nữ cho con bú
Chườm lạnh cũng là cách trị chứng nổi mề đay ở phụ nữ cho con bú
  • Chườm lạnh: Người bệnh dùng khăn sạch ướp lạnh chườm lên vùng da đang bị nổi mề đay mỗi lần 10 phút để làm dịu chứng ngứa ngáy hiệu quả.
  • Đắp gừng tươi: Gừng tươi cắt thành lát mỏng rồi để vào tủ lạnh cho mát, dùng đắp trực tiếp lên vùng da bị mề đay. Ngoài ra, người bệnh có thể thêm nguyên liệu gừng tươi vào chế độ ăn hàng ngày để thúc đẩy việc điều trị chứng nổi mề đay. 
  • Đắp nha đam: Dùng nha đam đã làm sạch và gọt vỏ đắp lên vùng da bị mề đay để kháng khuẩn, giảm ngứa ngáy rõ rệt. Phương pháp này còn giúp cho tình trạng mề đay không lây lan sang những vùng da khác.

2. Sử dụng một số loại thuốc an toàn cho phụ nữ sau sinh

Mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú sau khi dùng thuốc tây y? Như đã nói trên, việc điều trị mề đay bằng thuốc tân dược có thể gây ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ của phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên, nếu bạn tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ và mua đúng loại thuốc được gợi ý thì có thể “đánh bay” nỗi lo lắng trên. Đồng thời cắt đứt cơn ngứa ngáy do bệnh mề đay gây ra một cách hiệu quả.

Một số thuốc tây y có thể không ảnh hưởng đến việc cho con bú
Một số thuốc tây y có thể không ảnh hưởng đến việc cho con bú

Mỗi loại thuốc đều sẽ có những thành phần và công dụng khác nhau, nhờ đó sẽ phù hợp cho những đối tượng người dùng khác nhau. Để phục vụ cho mọi nhu cầu của người bệnh, trên thị trường hiện nay đã xuất hiện một vài loại thuốc có khả năng bài tiết qua sữa rất ít, hạn chế những ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. 

Các chuyên gia y tế xin chia sẻ một số loại thuốc trị mề đay thích hợp với những phụ nữ đang cho con bú:

  • Thuốc Chlopheniramin
  • Thuốc Loratadine
  • Thuốc Cetirizine.

Lưu ý, các loại thuốc uống chữa mề đay trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Đồng thời, việc dùng thuốc tây chỉ nên áp dụng khi bệnh có diễn biến phức tạp và chuyển biến nặng. Tốt nhất, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị để lựa chọn loại thuốc phù hợp, không gây ảnh hưởng đến sữa mẹ.

3. Dùng thuốc Đông y điều trị mề đay cho phụ nữ cho con bú

Tuy thuốc Tây có thể giúp giảm ngứa mề đay hiệu quả, nhưng các chuyên gia vẫn đưa ra lời khuyên rằng người bệnh nên hạn chế sử dụng để tránh gây ra tác dụng phụ. Tốt nhất các bà mẹ nên áp dụng phương pháp Đông y để giúp điều trị bệnh an toàn.

Áp dụng các bài thuốc Đông y để chữa trị mề đay cho phụ nữ sau sinh
Áp dụng các bài thuốc Đông y để chữa trị mề đay cho phụ nữ sau sinh

Các cách điều trị bằng thuốc Đông y không chỉ giúp chống lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả, mà còn vô cùng an toàn cho sức khỏe phụ nữ sau khi sinh nhờ được bào chế từ dược liệu tự nhiên. Lưu ý, người bệnh chỉ nên dùng các bài thuốc Đông y được chứng nhận mang lại hiệu quả và lành tính để tránh gây phản tác dụng, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lưu ý khi điều trị nổi mề đay trong thời gian cho con bú

Bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú hay không, chuyên gia còn chia sẻ thêm những lưu ý sau đây để việc điều trị bệnh thuận lợi và an toàn hơn:

Chuyên gia chia sẻ những lưu ý khi điều trị mề đay cho phụ nữ sau sinh
Chuyên gia chia sẻ những lưu ý khi điều trị mề đay cho phụ nữ sau sinh
  • Cung cấp nước cho cơ thể đầy đủ hàng ngày.
  • Chú ý tắm gội, vệ sinh cá nhân sạch sẽ mỗi ngày. Tốt nhất là người bệnh nên tắm nước ấm, để giúp da không bị kích ứng, từ đó khiến cho lượng histamin tăng lên, làm chứng nổi mề đay thêm trầm trọng.
  • Tránh thức khuya và phải ngủ đủ giấc để giúp hệ miễn dịch được hoạt động trơn tru, từ đó giúp chống lại bệnh lý hiệu quả.
  • Cần hạn chế tiếp xúc với các môi trường bị ô nhiễm nặng, nhiều khói bụi.
  • Cần giữ ấm cho cơ thể khi nhiệt độ môi trường xung quanh ở mức thấp.
  • Người bệnh nên chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất sau quá trình sinh nở để cải thiện sức khỏe và tránh được các tác nhân gây bệnh. 
  • Nếu tình trạng nổi mề đay kéo dài hơn 1 tuần mà vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. Ngoài ra còn có những triệu chứng như sốc phản vệ, suy hô hấp,… Lúc này, người bệnh nên lập tức tới ngay các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để kiểm tra.

Với những thông tin trong bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng đã giúp các bà mẹ tìm thấy câu trả lời cho nỗi băn khoăn mẹ bị nổi mề đay có nên cho con bú. Từ đó, bạn có thể chủ động dựa vào các căn cứ trên để quyết định cách thức điều trị bệnh giúp hỗ trợ tốt cho việc nuôi con bằng sữa mẹ. 

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *