Atorvastatin là thuốc gì? Công dụng, cách dùng, tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng
Atorvastatin một trong những dòng thuốc giúp chữa trị rối loạn lipid máu phổ biến, được nhiều bác sĩ gợi ý sử dụng. Tuy nhiên, không ít người vẫn chưa thật sự hiểu rõ về loại thuốc này, cũng như cách sử dụng ra sao. Hãy cùng tìm hiểu những nội dung được chia sẻ dưới đây để biết cách sử dụng cũng như những lưu ý khi dùng Atorvastatin trong việc điều trị rối loạn lipid máu.
Atorvastatin là thuốc gì?
Thuốc Atorvastatin được đánh giá là một trong những loại thuốc thích hợp nhất để hạ cholesterol và các chất béo có hại, điển hình như LDL, triglyceride,… Nhờ đó, giúp tăng lượng cholesterol có lợi trong máu như HDL. Với cơ chế hoạt động tuyệt vời này, thuốc sẽ giúp người bệnh giảm được nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Có 2 loại thuốc Atorvastatin phổ biến hiện nay với hai hàm lượng là 10mg và 20mg, trong đó:
- Thuốc Atorvastatin 10mg: Đây là thuốc được bào chế ở dạng viên uống, với thành phần chủ yếu là dược chất Atorvastatin mang hàm lượng 10mg. Bên cạnh đó, trong thuốc còn có kết hợp thêm một số loại tá dược khác như: Sodium starch glycolate (DST), Lactose, tinh bột mì, Povidon, Agnesi Stearate.
- Thuốc Atorvastatin 20mg: Đây cũng là loại thuốc trị Lipid máu ở dạng viên uống bao phim, và được sử dụng dược chất Atorvastatin có hàm lượng là 20mg.
Công dụng của thuốc Atorvastatin
Với thành phần là hoạt chất Atorvastatin calcium cùng với lượng tá dược vừa đủ, thuốc Atorvastatin có tác dụng trong các trường hợp sau:
Điều trị rối loạn mỡ máu
Atorvastatin được biết đến là loại thuốc giúp giảm lượng cholesterol có hại và triglycerides, nhờ đó tăng lượng cholesterol có lợi, giúp người bệnh tránh được bệnh Lipid máu.
Cụ thể, thuốc Atorvastatin sẽ giúp làm giảm mức cholesterol chung, đặc biệt là cholesterol LDL trong máu – đây được xem là loại cholesterol “xấu”, đóng vai trò chủ yếu trong bệnh rối loạn mỡ máu. Nhờ đó sẽ làm chậm tiến triển, thậm chí có thể đẩy lùi căn bệnh nhanh chóng. Ngoài ra, thuốc Atorvastatin cũng có khả năng làm giảm cả nồng độ triglyceride trong máu.
Atorvastatin cũng được các chuyên gia khuyên nên áp dụng cùng với chế độ ǎn uống khoa học để điều trị bệnh hiệu quả hơn. Theo chỉ định, dùng thuốc Atorvastatin liều càng cao thì sẽ càng làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Tuy nhiên, không thể vì vậy mà bạn lại lạm dụng thuốc giảm mỡ máu Atorvastatin quá số liều mà bác sĩ đã chỉ định.
Ngăn ngừa bệnh tai biến ở tim mạch
Ở người bệnh bị chứng rối loạn mỡ máu tuy chưa có biểu hiện rõ rệt về căn bệnh mạch vành, nhưng vẫn tồn tại nguy cơ mắc bệnh khá cao. Atorvastatin sẽ giúp người bệnh giảm thiểu tối đa nguy cơ bị các triệu chứng của tai biến mạch vành như nhồi máu cơ tim hay đau thắt ngực, giảm nguy cơ bị đột quỵ gây tử vong.
Đặc biệt là với những đối tượng đang bị bệnh đái tháo đường, thuốc Atorvastatin sẽ hỗ trợ giảm nồng độ các lipid “xấu” trong máu hiệu quả.
Giảm tình trạng xơ vữa mạch vành
Bên cạnh việc ngăn ngừa bệnh mạch vành, thuốc Atorvastatin còn giúp làm chậm quá trình tiến triển biến chứng xơ vữa mạch vành ở người đã bị bệnh.
Chống chỉ định khi dùng Atorvastatin
Các chuyên gia chống chỉ định sử dụng thuốc Atorvastatin cho các trường hợp:
- Phụ nữ đang trong thai kỳ hoặc đang cho con bú.
- Có tiền sử về bệnh liên quan đến gan hoặc trường hợp mà men gan tăng kéo dài mà không rõ nguyên nhân.
- Các đối tượng quá mẫn cảm với Atorvastatin hoặc bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
Cách sử dụng và liều lượng
Thuốc Atorvastatin có dạng viên nén, bao phim hoặc viên nang nên thường được sử dụng thông qua đường miệng. Để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn hãy uống thuốc cùng một ly nước đầy (nên dùng nước lọc). Đồng thời, không nên tán nguyễn hoặc nhai trước khi nuốt, bởi có thể làm giảm tác dụng của thuốc.
Tùy thuộc vào cơ địa, độ tuổi và tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ hướng dẫn cách sử dụng cũng như liệu lượng dùng phù hợp. Tuy nhiên, dưới đây là liều dùng Atorvastatin cho người lớn và trẻ con mà bạn có thể tham khảo:
Liều lượng dùng Atorvastatin phù hợp cho người lớn
Ở người lớn, cách sử dụng thuốc Atorvastatin cũng còn phụ thuộc vào đối tượng bệnh cần ngăn ngừa và chữa trị, điển hình như:
- Ngăn ngừa bệnh tim mạch: Người bệnh cần điều trị lipid máu để ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh tim mạch có thể dùng 1 lần/ ngày, mỗi lần nên uống khoảng từ 10 – 80mg.
- Muốn giảm mỡ trong máu: Những người dùng thuốc Atorvastatin muốn giảm hơn 45% liều lượng cholesterol và LDL trong máu, các bác sĩ khuyên nên dùng 1 lần/ ngày. Liều lượng cho liều khởi đầu nên là 40mg, các lần còn lại có thể hạ xuống từ 10 – 20mg thuốc.
Liều lượng dùng Atorvastatin phù hợp với trẻ nhỏ
Đối với đối tượng mắc bệnh tăng cholesterol trong máu còn nhỏ tuổi, các chuyên gia chia sẻ chỉ nên dùng khoảng 10mg hoặc 20mg trong khoảng 4 tuần sử dụng thuốc đầu tiên.
Lưu ý, cách dùng thuốc Atorvastatin này được bác sĩ gợi ý chỉ nên dùng cho trẻ từ 10 – 17 tuổi. Đặc biệt đối phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, việc sử dụng thuốc nên có sự chấp thuận của bác sĩ, để tránh gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng cho chính người mẹ và trẻ nhỏ.
Nên làm gì khi dùng thuốc sai liều?
Nếu trong trường hợp người bệnh dùng thuốc quá liều, khẩn cấp nên lập tức gọi ngay 115 hoặc đến trạm y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Còn nếu người bệnh quên dùng một liều thuốc, hãy cố gắng uống bổ sung càng sớm càng tốt để không làm giảm tác dụng điều trị. Nhưng, nếu đã gần với thời điểm dùng liều kế tiếp, thì người bệnh nên bỏ qua liều đã quên và uống tiếp tục liều kế tiếp. Chuyên gia khuyến cáo tuyệt đối người bệnh không được uống bù gấp đôi liều đã quy định.
Dùng thuốc Atorvastatin có gặp tác dụng phụ nào không?
Cũng giống như các loại thuốc Tây y khác, Atorvastatin cũng mang đến một số tác dụng phụ nhất định. Người bệnh cần ngưng dùng thuốc ngay lập tức hoặc đến bệnh viện nếu xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng như sau:
- Xuất hiện một số dấu hiệu cơ thể phản ứng lại khi gặp dị ứng như: khó thở, phát ban, sưng mặt, lưỡi, môi, hoặc cổ họng.
- Cảm thấy đau nhức và mệt mỏi, thậm chí có cảm giác các cơ bị yếu đi rõ rệt mà không rõ nguyên nhân.
- Người bệnh gặp vấn đề về trí nhớ, hay lú lẫn.
- Sốt cao, và nước tiểu có màu sẫm hơn bình thường.
- Rối loạn cân nặng và vấn đề tiểu tiện, thậm chí có thể vô niệu.
- Miệng khô, hơi thở có mùi trái cây, thường xuyên cảm thấy buồn ngủ, buồn nôn, chán ăn.
- Da hoặc mắt bị vàng, bị mờ.
Không phải ai dùng thuốc Atorvastatin cũng đều bị các tác dụng phụ như trên. Có thể còn vài tác dụng phụ không gây nguy hiểm khác chưa được đề cập. Tốt nhất, khi nhận ra có điều gì bất thường, người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám và nhận lời khuyên từ bác sĩ.
Atorvastatin tương tác với thuốc gì?
Các chuyên gia cũng chia sẻ thêm về vấn đề Atorvastatin có tương tác với các loại thuốc ngay sau đây:
- Các loại thuốc kháng sinh như Erythromycin, Cyclosporin.
- Vitamin B3 Niacin với liều lượng trên 1g/ ngày.
- Các loại thuốc trị rối loạn lipid máu: Gemfibrozi, dẫn chất acid fibric.
- Các loại thuốc trị nấm: Itraconazol, Ketoconazol.
- Thuốc trị gout: Colchicin.
- Các loại thuốc làm ức chế virus bệnh HIV.
- Các loại thuốc kháng lao: Rifampin.
- Thuốc giúp điều trị tim mạch: Diltiazem.
- Các loại thuốc chống đông máu.
Lưu ý khi sử dụng Atorvastatin
Trong suốt quá trình hoặc ngay cả sau khi điều trị với Atorvastatin, người bệnh nên chú ý một số điều sau để hỗ trợ tốt việc đẩy lùi căn bệnh lipid máu cũng như những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra.
- Người bệnh cần có một chế độ ăn uống khoa học và thích hợp, từ đó không chỉ giúp giảm cân, mà còn tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Nên lập tức điều trị các căn bệnh bị nghi ngờ là nguyên nhân gây tăng chứng lipid máu. Tốt nhất, người bệnh nên định kỳ định đi theo dõi hiệu quả điều trị, để nắm rõ được lượng lipid trong cơ thể đang ở mức như thế nào. Nhờ đó sẽ có thể đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp.
- Khi có dấu hiệu bị tổn thương gan, người bệnh nên đi xét nghiệm tổng quát về gan trước khi bắt đầu tiến hành điều trị bệnh bằng thuốc Atorvastatin.
- Nên đo lượng nồng độ creatine kinase trong máu để xác định được tình trạng hoạt động của cơ tim, cơ vân,… trước khi bắt đầu dùng Atorvastatin.
- Lập tức ngừng hẳn hoặc thay thế thuốc điều trị nếu xuất hiện dấu hiệu của phản ứng phụ nghiêm trọng, bệnh cơ tăng ngày càng xấu đi hoặc nồng độ Creatine Kinase trong máu tăng cao.
Các thông tin về thuốc Atorvastatin được chia sẻ trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế hoàn toàn cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Vì vậy, người bệnh cần đến bệnh viện và gặp trực tiếp bác sĩ để nhận tư vấn về loại thuốc trị lipid máu này một cách cụ thể. Từ đó lựa chọn được phương pháp chữa trị phù hợp nhất cho bản thân.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!