Cefuroxim là thuốc gì? Công dụng, cách dùng, tác dụng phụ và những lưu quan trọng.
Nói đến các loại thuốc kháng sinh điều trị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn không thể không nhắc đến Cefuroxim. Thuốc có nhiều công dụng, được cấp phép lưu hành trên toàn quốc. Vậy loại thuốc này điều trị được những bệnh nào, cách dùng ra sao, có tác dụng phụ và lưu ý gì không? Hãy dành vài phút để tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.
Cefuroxim là thuốc gì?
- Tên hoạt chất là: Cefuroxime
- Thuộc thương hiệu: Ceftin, Cefuroxim® và Cefuroxime
- Thuộc phân nhóm: Thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin
Cefuroxim là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ 2, thường được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn bao gồm nhiễm trùng đường hô hấp, các bệnh ngoài da, tiết niệu hay phẫu thuật.
Thành phần chính của thuốc là các hoạt chất Cefuroxim với khả năng kháng khuẩn tốt sau khi được hấp thu và chuyển hóa trong cơ thể. Cefuroxim có thể chỉ định cho cả trẻ nhỏ và người trưởng thành.
Dạng bào chế và hàm lượng
Thuốc được bào chế thành 2 loại chính là thuốc tiêm dạng muối natri và thuốc uống dạng axetil este.
Cefuroxim axetil (dạng thuốc uống) gồm:
- Hỗn dịch uống với các hàm lượng 125mg/5ml, 250mg/5ml
- Dạng viên nén với hàm lượng sau 125mg, 250mg, 500mg.
Cefuroxim natri (dạng thuốc tiêm) gồm:
- Dạng lọ với các hàm lượng 250mg, 750mg;
- Dạng bột pha tiêm với hàm lượng 1,5g;
- Dạng dung môi pha tiêm bắp hoặc tĩnh mạch là nước cất pha tiêm.
- Dạng dung môi truyền tĩnh mạch liên tục: Thuốc tiêm natri clorid 0,9%, thuốc tiêm dextrose 5%, thuốc tiêm dextrose 5% và natri clorid 0,9%, thuốc tiêm natri lactat M/6…
Cơ chế hoạt động và tác dụng của thuốc
Hãy cùng tìm hiểu cơ thể, tác dụng trị bệnh của Cefuroxim trong phần dưới đây để hiểu hơn về loại thuốc kháng sinh đặc hiệu này.
Cơ chế hoạt động
Cefuroxim hoạt động bằng cách ngăn chặn không cho các tế bào của vi khuẩn hình thành và phát triển. Đồng thời từng bước phá vỡ thành tế bào khiến vi khuẩn bị tiêu diệt nhanh chóng.
Theo các nhà khoa học thành phần của Cefuroxim có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh thông thường, thậm chí là các chủng khuẩn khó trị như: chủng tiết beta – lactamase/cephalosporinase của cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm.
Tác dụng chữa bệnh
Với cơ chế hoạt động hiệu quả Cefuroxim được biết đến với những công dụng tuyệt vời sau:
- Điều trị hiệu quả các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra
- Tạo hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi các vi khuẩn nguy hiểm
Đối tượng chỉ định dùng thuốc Cefuroxim
Đối tượng sử dụng của Cefuroxim bao gồm:
- Những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn ở mức độ nhẹ và vừa như: Bệnh về hô hấp, bệnh viêm tai giữa, viêm họng, viêm amidan, viêm xoang tái phát do bị nhiễm khuẩn nhạy cảm.
- Những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu chưa biến chứng, da và mô mềm bị viêm nhiễm do các vi khuẩn nhạy cảm, bệnh Lyme ở thời kỳ đầu.
- Ngoài ra thuốc Cefuroxim ở dạng tiêm còn được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn mô mềm và da, nhiễm khuẩn xương khớp, nhiễm khuẩn đường huyết, viêm màng não do nhiễm các vi khuẩn nhạy cảm.
- Dùng cho bệnh nhân khi phẫu thuật để giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn.
Chống chỉ định
Dù có công dụng trong việc điều trị các bệnh liên quan nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng Cefuroxim. Một số đối tượng dưới đây không nên sử dụng hoặc cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng loại thuốc này.
- Những người có tiền sử dị ứng hoặc mẫn cảm với bất cứ loại kháng sinh nào thuộc nhóm cephalosporin.
- Những người mẫn cảm với các loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm Beta lactam như penicillin hoặc Carbapenems cũng không nên dùng Cefuroxim vì có thể xảy ra phản ứng sốc vệ.
- Nếu đang điều trị các bệnh về thận, bạn nên khai báo với bác sĩ tình trạng và các loại thuốc đang điều trị để được lên phác đồ điều trị phù hợp.
- Đối với những bệnh nhân đang bị suy thận mãn tính hoặc tạm thời thì nên giảm liều nếu phải dùng đến Cefuroxim.
- Bệnh nhân viêm đại tràng màng giả cũng nên thận trọng khi sử dụng Cefuroxim. Vì đã có báo cáo cho thấy bệnh này có thể xảy ra khi sử dụng thuốc kháng sinh phổ rộng.
- Ngoài ra trẻ em dưới 3 tháng tuổi cũng không được sử dụng Cefuroxim.
Cách sử dụng Cefuroxim
Vì là thuốc kháng sinh có tác dụng phụ nên khi sử dụng Cefuroxim bạn nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn với từng nhóm thuốc khác nhau.
- Đối với dạng uống: Người bệnh nên uống thuốc bằng nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội trong hoặc sau bữa ăn để không hại dạ dày. Tuyệt đối không tự ý dùng nước ngọt, nước có ga, cồn,.. để kết hợp với thuốc nếu không có sự đồng ý của bác sĩ.
- Đối với dạng tiêm: Thì tùy vào tình trạng bệnh cũng như thể trạng mỗi người mà các bác sĩ sẽ lựa chọn vị trí tiêm khác nhau như: tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp sâu hoặc truyền tĩnh mạch.
Liều dùng Cefuroxim theo quy định
Bên cạnh cách sử dụng thì việc tuân thủ liều lượng thuốc cũng là vấn đề hết sức quan trọng của người bệnh. Tùy vào từng loại thuốc tiêm hay uống và tình trạng cơ địa mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng khác nhau.
Liều lượng thuốc uống
Mỗi đối tượng sẽ có liều lượng dùng Cefuroxim khác nhau, mọi người cần chú ý:
Đối với người lớn:
- Trị viêm họng, viêm amidan hoặc viêm xoang do vi khuẩn nhạy cảm uống 250mg/1 lần và nhắc lại sau 12h.
- Trị viêm phế quản mãn tính và cấp tính do nhiễm khuẩn thứ thứ phát hoặc nhiễm khuẩn da, mô mềm không biến chứng uống 250mg hoặc 500mg trên một lần, sau 12h dùng liều kế tiếp.
- Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng uống 125mg hoặc 250mg cho 1 lần, sau 12h nhắc lại.
- Điều trị bệnh lậu cổ tử cung hoặc niệu đạo không biến chứng hoặc bệnh lậu trực tràng không biến chứng uống 1 liều duy nhất 1g.
- Đối với trị bệnh Lyme giai đoạn đầu uống 500mg/ lần, mỗi ngày 2 lần, duy trì liên tục trong 20 ngày.
Đối với trẻ em:
- Điều trị viêm họng, viêm amidan: Dùng hỗn hợp 20mg/ kg/ ngày (tối đa là 500mg/ ngày) chia làm lần uống hoặc uống 1 viên 125mg/ lần, sau 12h nhắc lại lần tiếp theo.
- Điều trị viêm tai giữa, chốc lở: Dạng hỗn hợp dùng 30mg/kg/ ngày (tối đa 1g/ ngày) chia làm 2 liều nhỏ uống trong ngày hoặc dùng dạng viên 250g/ lần, sau 12h dùng liều kế tiếp.
Lưu ý:
- Không nghiền nát viên cefuroxim axetil khi uống do đó đối với trẻ em nên dùng dạng hỗn hợp sẽ thích hợp hơn.
- Đối với bệnh nhân suy thận hoặc người cao tuổi thì liều đối đa thông thường là 1g/ ngày.
- Dạng viên nén và hỗn hợp không tương đương sinh học nên không thể thay thế theo hàm lượng mg/mg.
Liều lượng với dạng thuốc tiêm
Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc cefuroxim dạng tiêm cho các trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng hoặc có biến chứng.
Người lớn:
- Liều thông thường là 750mg/ lần, sau 8 giờ tiêm liều tiếp theo.
- Đối với trường hợp nhiễm khuẩn nặng thì có thể tiêm tĩnh mạch với liều 1,5g/ lần, cứ 6 giờ hoặc 8 giờ tiêm một liều.
Trẻ em:
- Liều thông thường là 30mg – 60mg/kg/ngày nếu chia làm 3-4 liều nhỏ để dùng.
- Trường hợp cần thiết do bệnh nặng có thể tăng đến 100mg/ kg/ngày và cũng chia thành 3-4 liều nhỏ để tiêm.
Trường hợp suy thận:
- Nếu độ thanh thải creatinin từ 10 – 20 ml/phút thì liều dùng cho người lớn là 750mg/ lần tiêm và cứ sau 12h thì tiêm liều kế tiếp.
- Nếu độ thanh thải creatinin dưới 10 ml/phút, liều dùng sẽ là 750mg/ ngày/ lần.
- Nếu người bệnh đang thẩm tách máu liều dùng sẽ là 750mg/ lần/ ngày và thường tim vào cuối lần thẩm tách.
- Nếu người bệnh đang thẩm tách màng bụng và lọc máu động mạch hoặc tĩnh mạch định kỳ thì nên dùng liều 750mg/ lần, mỗi ngày tiêm 2 lần.
Viêm màng não do nhiễm khuẩn nhạy cảm
- Liều cho người lớn là 3g/ lần và sau 8h thì nhắc liều kế tiếp (tiêm tĩnh mạch)
- Liều cho trẻ nhỏ là 200-140mg/kg/ ngày chia làm 3-4 liều nhỏ để tiêm trong ngày. Liều dùng này duy trì khoảng 3-4 ngày hoặc sau khi bệnh nhân có cải thiện về triệu chứng lâm sàng sẽ tiến hành giảm liều xuống tầm 50 -100mg/kg/ngày.
Bệnh lậu:
Đối với bệnh này người bệnh sẽ chỉ phải tiêm một liều duy nhất 1,5g/ ngày hoặc có thể chia thành 2 mũi 750mg để tiêm.
Phòng ngừa bị nhiễm khuẩn trong phẫu thuật:
- Liều thông thường là 1,5g trước khi phẫu thuật (tiêm tĩnh mạch).
- Với các ca phẫu thuật có nguy cơ nhiễm khuẩn cao thì có thể tiêm 3 liều 750mg liên tiếp, mỗi liều tiêm cách nhau 8 giờ.
Tác dụng phụ của thuốc Cefuroxim
Một số tác dụng phụ khi dùng Cefuroxim không đúng cách phải kể đến như:
- Bị tiêu chảy, táo bón, đau bụng và khó chịu ở dạ dày.
- Xuất hiện nốt ban đỏ, nổi mẩn, sần sùi trên da.
- Xảy ra phản ứng phản vệ toàn thân.
- Tăng hoặc giảm bạch cầu trung tính.
- Hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và buồn ngủ.
- Đau rát tại chính chỗ bị tiêm hoặc truyền tĩnh mạch, thậm chí có thể bị viêm tĩnh mạch.
- Bị sốt cao, da vàng ứ mật, thiếu máu.
- Lên cơn co giật, kích động và không kiểm soát được hành vi.
- Giống như các loại thuốc kháng sinh phổ rộng khác việc sử dụng Cefuroxim có thể gây ra tình trạng viêm đại tràng giả mạc.
Lưu ý đây chưa phải là danh sách đầy đủ tác dụng phụ của thuốc. Vì vậy hãy hỏi bác sĩ nếu bạn đang gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi dùng Cefuroxim.
Tương tác thuốc
Theo các chuyên gia việc phối hợp Cefuroxim với một số loại thuốc có thể gây ra các phản ứng tương tác. Cụ thể chúng sẽ làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ, làm giảm hoặc tăng tác dụng của Cefuroxim.
- Làm tăng tác dụng: Probenecid có khả năng giảm độ thanh thải của Cefuroxim ở thận, giúp nồng độ Cefuroxim trong huyết tương cao hơn, kéo dài hơn và hiệu quả hơn.
- Giảm tác dụng: Các hoạt chất như ranitidin và natri bicarbonat có khả năng làm giảm tính khả dụng của Cefuroxim axetil. Vì vậy không nên kết hợp các loại thuốc này với nhau. Ngoài ra người bệnh cũng nên dùng thuốc kháng acid hoặc thuốc phong bế H2 cách Cefuroxim ít nhất 2 tiếng để không làm tăng nồng độ PH trong dạ dày.
- Tăng độc tính: Aminoglycosid là loại thuốc tuyệt đối không được kết hợp cùng Cefuroxim vì chúng sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm độc thận.
Thận trọng khi dùng Cefuroxim
Để đảm bảo an toàn bạn nên thận trọng khi dùng Cefuroxim cho các trường hợp sau:
- Người mắc các bệnh về thận: Cefuroxim được đào thải ra ngoài qua đường thận. Vì vậy nếu chức năng thận bị suy giảm (viêm thận, suy thận, sỏi thận,…) lượng kháng sinh này sẽ tích tụ và gây hại cho cơ thể. Do đó nếu đang bị thận bạn cần thông báo cho bác sĩ về tình trạng và các loại thuốc đang dùng để được điều chỉnh liều dùng hoặc chỉ định thuốc khác.
- Bà bầu: Dù Cefuroxim đã được nghiên cứu và thử nghiệm trên động vật. Kết quả cho thấy không có dấu hiệu tổn thương khả năng sinh sản hay để lại dị tật cho bào thai. Tuy nhiên điều đó không thể khẳng định được việc dùng Cefuroxim sẽ không xảy ra bất kì phản ứng xấu nào cho thai nhi. Vì vậy hãy nói cho bác sĩ điều trị của bạn biết nếu đang mang thai.
- Phụ nữ cho con bú: Cefuroxim có khả năng đi vào tuyến sữa và khiến trẻ gặp một số tác dụng phụ như: ỉa chảy, ngứa, nổi mẩn… Nếu đang trong giai đoạn cho con bú bạn không nên dùng thuốc này.
- Người cao tuổi: Đây cũng là đối tượng cần cẩn trọng khi sử dụng Cefuroxim vì khả năng đào thải của thận đã bị suy giảm nhiều.
Lưu ý khi sử dụng Cefuroxim
Dưới đây là một số lưu ý người bệnh cần biết trong quá trình sử dụng Cefuroxim:
- Thuốc chỉ có tác dụng khi điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, không thích hợp để điều trị các bệnh viêm nhiễm do virus.
- Không tự ý tăng liều, giảm liều hoặc ngắt thuốc đột ngột tránh làm ảnh hưởng đến hiệu quả của Cefuroxim.
- Trong trường hợp gặp tác dụng phụ không mong muốn người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
- Chỉ sử dụng Cefuroxim còn thời hạn và nguyên vẹn không dùng thuốc bị biến dạng, ẩm mốc hay đã hết date.
- Trong trường hợp quên liều: Bạn nên bổ sung ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên nếu đã gần đến liều kế tiếp thì hãy bỏ qua liều đã quên và dùng thuốc theo đúng kế hoạch. Tuyệt đối không gộp chung 2 liều để dùng cùng nhau.
- Trong trường hợp quá liều: Trường hợp này sẽ khiến bạn có thể bị buồn nôn, ỉa chảy hoặc các tác dụng phụ nghiêm trọng khác tùy vào lượng thuốc đã sử dụng. Vì vậy hãy ngưng thuốc và đến gặp bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.
Cefuroxim là loại thuốc kháng sinh điều trị hiệu quả các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại thuốc này.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!