Da Bị Ngứa Châm Chích Cảnh Báo Bệnh Lý Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Phòng Và Điều Trị

Da bị ngứa châm chích là biểu hiện thường gặp của các bệnh da liễu hoặc các bệnh có liên quan đến chuyển hóa trong cơ thể. Liệu căn bệnh này cảnh báo bệnh lý gì? Có nguy hiểm không? Đây là những câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm hiện nay. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh cũng như có câu trả lời chính xác cho những vấn đề mà bạn quan tâm.

Da bị ngứa châm chích khiến người bệnh khó chịu và lo lắng

Da bị ngứa châm chích cảnh báo bệnh lý gì?

Ngứa châm chích dưới da là bệnh gì? Da bị ngứa châm chích là hiện tượng ngứa sâu trong da, rất phổ biến với nhiều mức độ khác nhau. Tình trạng này có thể đi kèm với các dấu hiệu như da bị sưng đỏ, khô, bong tróc, nổi mề đay,… Hiện tượng ngứa châm chích cảnh báo một số bệnh lý, cụ thể như:

1. Da bị ngứa châm chích cảnh báo bệnh bệnh gan

Gan có nhiệm vụ trong việc thanh lọc và đào thải chất độc của cơ thể ra bên ngoài. Khi chức năng của cơ quan này gặp vấn đề sẽ gây ra tình trạng ứ đọng độc tố, lâu dần sẽ bài tiết qua da khiến da bị ngứa râm ran như châm chích. Bên cạnh đó, người bị bệnh về gan còn có các triệu chứng điển hình như: Vàng mắt, vàng da, gầy xuống cân, nước tiểu sậm màu, cơ thể mệt mỏi,…

Đối với bệnh lý về gan, người bệnh cần sớm tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chữa trị càng sớm càng tốt, tránh để lâu sẽ gây ra những hệ quả khôn lường cho sức khỏe.

2. Da bị ngứa châm chích do bệnh thận

Giống như gan, thận có vai trò quan trọng trong việc đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Khi thận bị tổn thương, người bệnh sẽ xuất hiện nhiều biểu hiện như: Đau lưng, nổi mụn, nổi mẩn đỏ, tiểu đêm nhiều, đau mạn sườn phải,…

Bên cạnh đó, người mắc bệnh thận cũng có thêm triệu chứng không chỉ da mặt ngứa châm chích mà có thể lan rộng khắp cơ thể. Khi thấy có thể có những dấu hiệu này, người bệnh cần được điều trị sớm để ngăn ngừa biến chứng của bệnh.

Da bị ngứa châm chích cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau

3. Rối loạn thần kinh

Hệ thống thần kinh ngoại biên bao gồm các sợi dây thần kinh ngoại biên về vận động, cảm giác,… Khi hệ thống này bị tổn thương, người bệnh sẽ rơi vào trạng thái rối loạn cảm giác với triệu chứng bị ngứa râm ran, ngứa châm chích dưới da, đau nhói khó chịu,… kèm theo dấu hiệu suy giảm vận động, yếu cơ, hạ huyết áp.

4. Bệnh tuyến giáp

Bị ngứa châm chích dưới da kèm theo dấu hiệu cổ sưng, bướu cổ, đau cơ khớp, tóc bị xơ gãy, da bong tróc, kinh nguyệt không đều, giảm ham muốn, huyết áp tăng, cơ thể mệt mỏi,… rất có thể bạn đang mắc bệnh lý về tuyến giáp. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu lạ. Từ đó chẩn đoán kịp thời và chính xác, đưa ra phương hướng điều trị phù hợp.

5. Da bị ngứa châm chích cảnh báo bệnh tiểu đường

Người bị tiểu đường cũng có thể xuất hiện tình trạng bị ngứa da. Khi đường huyết cao sẽ dẫn đến khô da, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khắp người.

6. Do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như triệu chứng ngứa toàn thân. Theo thống kê có khoảng 10% bệnh nhân thường xuyên dùng thuốc giảm đau gặp phải tình trạng này. Ngoài ra, còn một số loại thuốc khác cũng gây ra triệu chứng ngứa da châm chích: Thuốc Estrogen, thuốc ức chế men chuyển hóa angiotensin, thuốc hydrochlorothiazide.

Tác dụng phụ của thuốc cũng là một trong những nguyên nhân khiến da bị ngứa, nổi mẩn đỏ

7. Bệnh U lympho tế bào T

Bệnh U lympho tế bào T thường gặp ở trong độ tuổi 45 – 55, nam giới có xu hướng mắc bệnh nhiều hơn phụ nữ. Bệnh ít gặp ở trẻ nhỏ.

Nguyên nhân khiến da bị ngứa châm chích có thể là EBV, HIV, suy giảm hệ miễn dịch, nhiễm phóng xạ,… Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh U lympho tế bào T là sốt, nổi hạch, ra mồ hôi ban đêm, thiếu máu, sụt cân, nhiễm khuẩn, da bị ngứa châm chích, viêm loét,…

8. Ngứa dưới da do mãn kinh

Khi bước vào độ tuổi mãn kinh, phụ nữ có sự thay đổi nội tiết tố nhiều cũng có thể gặp hiện tượng nổi mẩn ngứa dưới da. Bởi vì, nội tiết tố đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cân bằng trao đổi chất và các chức năng sinh lý của cơ thể. Khi chức năng của cơ quan này thay đổi sẽ khiến cho da bị khô và ngứa.

Mặc dù triệu chứng bị ngứa châm chích xuất hiện ở phụ nữ ngoài 45 không quá nguy hiểm, nhưng người bệnh vẫn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn để khắc phục sớm.

Da bị ngứa châm chích có nguy hiểm không? Khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Bên cạnh tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng da bị ngứa châm chích, nhiều người bệnh cảm thấy lo lắng liệu căn bệnh này có nguy hiểm không?

Thực tế, tình trạng ngứa dưới da khiến cho người bệnh cảm thấy bứt rứt, khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày, giấc ngủ. Nếu như các triệu chứng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, lâu dần sẽ khiến cho da bị tổn thương và để lại sẹo thâm gây mất thẩm mỹ.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, dấu hiệu châm chích dưới da không chỉ là vấn đề da liễu mà nó còn tiềm ẩn các bệnh lý nguy hiểm vì vậy người bệnh không nên coi thường, chủ quan.

Khi gặp triệu chứng của bệnh da bị ngứa châm chích bạn hãy đến cơ sở y tế

Nếu bệnh kéo dài không cải thiện, khi thấy các dấu hiệu sau đây thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm:

  • Ngứa ngáy dưới da xảy ra ở khắp cơ thể.
  • Ngứa châm chích kéo dài hơn 2 tuần, có biểu hiện nặng hơn và không thể sử dụng biện pháp điều trị tại nhà.
  • Tình trạng da bị ngứa châm chích ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sinh hoạt và giấc ngủ của người bệnh.
  • Đi kèm với các dấu hiệu bất thường như cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân, sốt, tiêu chảy, táo bón,…

Trong những trường hợp trên, bác sĩ chuyên khoa sẽ trực tiếp chẩn đoán và làm một số xét nghiệm để tìm ra các nguyên nhân gây bệnh để từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho người bệnh, kiểm soát các triệu chứng bệnh tốt nhất.

Biện pháp cải thiện da bị ngứa châm chích tại nhà

Nếu thấy tình trạng da bị ngứa châm chích không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể tham khảo một số cách khắc phục dưới đây:

  • Tuyệt đối không dùng tay gãi mạnh hay chà xát lên vùng da bị tổn thương vì hành động này có thể gây nhiễm trùng, bội nhiễm. Đồng thời, người bệnh cần tránh xa các dị nguyên gây dị ứng như: Phấn hoa, hóa chất, mỹ phẩm, xà phòng có chất tẩy rửa cao,…
  • Để có thể giảm tình trạng da bị ngứa châm chích, bạn có thể chườm đá lên da từ 10 – 15 phút. Biện pháp này có thể áp dụng với phụ nữ đang mang thai, người bị nhiễm nọc độc do côn trùng cắn, rối loạn thần kinh,…
  • Giữ độ ẩm cần thiết cho da bằng cách thoa kem dưỡng ẩm có thành phần từ thiên nhiên thường xuyên. Bên cạnh đó, người bệnh nên uống đủ nước 1,5 – 2 lít/ngày, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp tắm nước yến mạch hay baking soda để phục hồi các tế bào da bị tổn thương, làm mềm và dịu da.
Mỗi ngày người bệnh nên uống 1,5 - 2 lít nước

Cách phòng tránh bị ngứa châm chích dưới da

Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị da bị ngứa châm chích tại nhà, người bệnh cũng cần quan tâm đến các biện pháp có thể giúp ngăn ngừa bệnh tái phát và làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, châm chích như sau:

  • Tránh áp lực căng thẳng, quá sức, cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi sao cho hợp lý. Có thể kết hợp tập các bài tập nhẹ nhàng, yoga hay ngồi thiền để kiểm soát năng lượng được tốt hơn.
  • Không mặc quần áo bó sát, chất liệu quá dày vì có thể làm tổn thương da, không được thoáng mát.
  • Luôn giữ vệ sinh da, chọn các loại sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, có độ PH phù hợp với da,…
  • Giữ ẩm cho da, bằng cách uống nhiều nước (tốt nhất là nước ép từ rau củ, trái cây), dùng kem thoa dưỡng ẩm.
  • Không tiếp xúc với mủ nhựa thực vật và côn trùng có chứa nọc độc.
  • Tránh xa các loại chất kích thích, bia rượu, cà phê, trà, thuốc lá, các thực phẩm dễ gây dị ứng, phấn hoa, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc,…

Như vậy có thể thấy rằng da bị ngứa châm chích không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Tốt nhất, khi gặp các dấu hiệu của bệnh bạn nên trực tiếp đến gặp bác sĩ để được xét nghiệm và điều trị sớm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *