Bị viêm da tiếp xúc ở tay, mặt: Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả [Chuyên gia tư vấn]

Viêm da tiếp xúc ở tay và mặt là hai vị trí thường gặp nhất. Nếu tay là bộ phận thường xuyên phải tiếp xúc với các loại hóa chất, thì vùng da mặt lại rất nhạy cảm nên dễ bị viêm da khi gặp phải các tác nhân gây dị ứng. Vậy bị viêm da tiếp xúc ở mặt và tay do nguyên nhân nào, cách nhận biết ra sao? Người bệnh cần làm gì để bệnh nhanh khỏi? Cùng lắng nghe chuyên gia của blog CHR tư vấn trong bài viết sau.

Viêm da tiếp xúc ở tay và mặt là những vị trí thường gặp
Viêm da tiếp xúc ở tay và mặt là những vị trí thường gặp

Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc ở tay

Viêm da tiếp xúc ở tay là một dạng viêm da thường gặp. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt. Do tay là bộ phận phải thường xuyên phải hoạt động, làm việc.

Có rất nhiều yếu tố kích hoạt là nguyên nhân khiến cho vùng tay của bạn bị viêm da dị ứng. Hầu hết nguyên nhân gây bệnh thường liên quan đến các vấn đề trong đời sống sinh hoạt.

Bị viêm da tiếp xúc nói chung và viêm da tiếp xúc ở tay nói riêng chủ yếu là do da bị phơi nhiễm với các tác nhân lý và hóa học. Theo các nghiên cứu gần đây, có tới hơn 3000 yếu tố dị nguyên được xác định là nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng ở người. Một số nhóm dị nguyên chính bao gồm:

  • Nhóm hóa chất: thuốc bôi, chất màu, dung dịch dầu,…
  • Nhóm kim loại: nickel, cobalt, chromate đồng
  • Động vật
  • Thực vật
  • Ánh sáng
  • Thời tiết
Viêm da tiếp xúc ở tay thường xuất hiện do tiếp xúc hóa chất
Viêm da tiếp xúc ở tay thường xuất hiện do tiếp xúc hóa chất

Những đối tượng thường mắc bệnh viêm da tiếp xúc ở tay bao gồm:

  • Người làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, kim loại, chất tẩy rửa,…  trong thời gian dài rất dễ bị viêm da tiếp xúc ở tay. Họ là những đối tượng như công nhân, y tá, hộ lý,…
  • Người sử dụng các đồ vật được sản xuất từ các hợp chất như lipophilic, niken, dicromat kali, hỗn hợp cao su,… Trường hợp này thường gặp ở những bà nội trợ, những người thường xuyên sử dụng găng tay cao su.

Nguyên nhân viêm da tiếp xúc ở mặt thường gặp

So với các vùng da khác trên cơ thể, da mặt thường nhạy cảm và mỏng hơn rất nhiều. Vì vậy, viêm da tiếp xúc dị ứng thường khởi phát điển hình hơn ở vùng mặt so với những vùng da khác. 

Bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt thường xuất hiện do một số yếu tố kích ứng như: Khí hậu, môi trường, mỹ phẩm, thực phẩm gây ra. Theo thống kê có tới 1,5 – 5,4% dân số trên thế giới bị viêm da ở mặt. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng với những độ tuổi và ngành nghề khác nhau.

Bệnh viêm da tiếp tiếp xúc dị ứng ở mặt
Bệnh viêm da tiếp tiếp xúc dị ứng ở mặt

Dưới đây là những lý do phổ biến dẫn đến viêm da tiếp xúc ở mặt:

  • Do sử dụng các loại mỹ phẩm hay nước hoa có thành phần gây dị ứng.
  • Sử dụng những dụng cụ làm đẹp như uốn mi, nhíp,… chứa niken cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt.
  • Tiếp xúc với một vật dụng nào đó như khăn tay hoặc vỏ gối có mùi thơm.
  • Thói quen áp sát điện thoại vào mặt. Một số điện thoại di động có chứa kim loại niken hay crom cũng là nguyên dân gây viêm da.
  • Thay đổi sữa tắm, dầu gội hoặc dầu xả có chứa thành phần gây dị ứng.

Biểu hiện của viêm da tiếp xúc 

Các phản ứng viêm trên da thường sẽ xuất hiện sau vài giờ tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Phụ thuộc vào mức độ nặng, nhẹ và vị trí, thời gian bị bệnh mà các triệu chứng của viêm da tiếp xúc ở tay và mặt có thể khác nhau. Tuy nhiên, các dấu hiệu thường gặp bao gồm:

  • Xuất hiện các mụn đỏ và rải rác khắp trên bề mặt da.
  • Mọc mụn nước, dễ bị tổn thương và có thể lây lan sang vùng da khác nếu gãi.
  • Da bị đóng vảy, khô, đôi khi thấy xuất hiện các vết nứt.
  • Vùng da dị ứng nổi sần.
  • Bị ngứa ngáy âm ỉ, kéo dài.

Nếu không điều trị sớm, vùng da bị viêm có thể xuất hiện mụn nước hay các vết phồng rộp. Khi đó, các triệu chứng sưng viêm, ngứa và  đau rát sẽ xuất hiện với mức độ nặng nề hơn.

Nên làm gì khi bị viêm da tiếp xúc ở tay và mặt?

Viêm da tiếp xúc ở tay và ở mặt sẽ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, tính thẩm mỹ như để lại sẹo. Bên cạnh đó, bệnh có thể nguy hiểm nếu như không điều trị sớm dẫn đến nhiễm trùng da. 

Bác sĩ Bùi Thanh Tùng, cố vấn của blog CHR cho biết: Bệnh viêm da tiếp xúc ở tay và mặt sẽ không lây lan sang người khác. Nhưng lại rất dễ lây lan sang những vùng khác trên da. Khi đó tình trạng ngứa ngáy sẽ khiến bạn vô cùng khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Cần tìm ra tác nhân gây viêm da tiếp xúc để loại bỏ chúng
Cần tìm ra tác nhân gây viêm da tiếp xúc để loại bỏ chúng

Vì vậy, bác sĩ Tùng lưu ý với người bệnh:

  • Đầu tiên hãy rửa sạch vùng da bị viêm để loại bỏ tác nhân gây dị ứng đã tiếp xúc trước đó.
  • Nhanh chóng tìm ra căn nguyên gây bệnh để loại bỏ việc tiếp xúc.
  • Tránh gãi liên tục vì có thể dẫn đến nhiễm trùng da do vi khuẩn. Từ đó sẽ để lại sẹo vĩnh viễn hoặc thay đổi màu da.
  • Đi khám chuyên khoa da liễu để được bác sĩ tư vấn khi có các dấu hiệu: Vùng da phát ban lan rộng và gây đau đớn. Vị trí viêm ở quanh miệng, mí mắt, mũi gây sưng đau và viêm. Tình trạng viêm da tiếp xúc ở tay, mặt không tiến triển tốt lên trong vòng 2 tuần. Có dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, chảy mủ ở vùng da bị tổn thương.

Bị viêm da tiếp xúc ở tay và mặt nên kiêng gì để nhanh khỏi?

Bên cạnh việc thực hiện lời khuyên của bác sĩ Tùng, người bệnh cũng cần lưu ý:

  • Kiêng tiếp xúc các loại hóa chất: Các loại hóa chất trong sinh hoạt bạn dùng thường ngày có thể là nguyên nhân làm bùng phát hoặc làm tăng nặng hơn triệu chứng viêm da tiếp xúc ở tay, mặt. Nhất là ở những người có làn da nhạy cảm như tay và mặt thì việc tiếp xúc nhiều với hóa chất sẽ khiến da bị tổn thương nghiêm trọng thêm.
  • Hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời: Vùng da mặt và tay khi bị bệnh sẽ trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên ra ngoài khi trời nắng không chỉ khiến da bị thâm sạm còn bị ngứa ngáy nhiều hơn.
  • Kiêng cào, gãi, chà xát lên da: Cào gãi, chà xát thói quen của nhiều người khi bị ngứa ngáy. Tuy nhiên điều này có thể khiến làn da bị xây xát, gây sưng viêm và nặng hơn là nguy cơ dẫn đến nhiễm trùng.
  • Kiêng ăn một số loại thực phẩm: Khi bị viêm da tiếp xúc ở tay và ở mặt bạn cần tránh các loại hải sản, thịt đỏ, thực phẩm chứa nhiều gia vị, dầu mỡ, rau muống,… nếu không muốn bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Kiêng rượu, bia và chất kích thích: Những thực phẩm, đồ uống này có thể khiến cơ thể bị mất nước. Đồng thời làm tăng độ nhạy cảm của hệ thống miễn dịch. Điều này có thể gây sưng đau và rất dễ để lại thâm sẹo trên da.

Hướng dẫn điều trị viêm da tiếp xúc 

Với những trường hợp viêm da tiếp da tiếp xúc ở tay và mặt mức độ nhẹ, bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày. Nếu thấy các biểu hiện có chiều hướng nghiêm trọng hơn, bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị sau:

Thuốc bôi thường được sử dụng điều trị viêm da tiếp xúc ở tay và mặt
Thuốc bôi thường được sử dụng điều trị viêm da tiếp xúc ở tay và mặt

Sử dụng thuốc tây

So với tay thì vùng da mặt là nơi rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Do đó việc điều trị cũng cần phải thận trọng hơn. Nhất là khi sử dụng các loại thuốc bôi, cần tránh để vùng da tổn thương bị viêm nhiễm nặng hơn.

Bạn có thể bắt đầu điều trị viêm da tiếp xúc ở tay hoặc mặt bằng việc dùng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ để cung cấp độ ẩm, phục hồi lại lớp da ngoài cùng và giúp da trở nên mềm mịn hơn. Sau đó hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để sử dụng các loại thuốc sau:

Thuốc Corticosteroid

Đây là nhóm thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh viêm da tiếp xúc. Những loại thuốc có chứa thành phần corticosteroid giúp làm giảm sưng viêm và khắc phục những tổn thương trên bề mặt da.

Nhóm thuốc này có rất nhiều nhiều loại với từng mức độ khác nhau. Bên cạnh đó, thành phần corticosteroid có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng nếu lạm dụng trong thời gian dài hoặc sử dụng không đúng hướng dẫn.

Da mặt là bộ phận cực kỳ nhạy cảm và dễ bị tổn thương nếu áp dụng những cách điều trị không phù hợp. Vì vậy, chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định của chuyên khoa. Khi đó bạn sẽ có được loại thuốc phù hợp và hiệu quả. 

Thuốc kháng Histamin

Nhóm thuốc này cũng được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh liên quan đến kích ứng, dị ứng. Thuốc kháng Histamin có tác dụng là làm giảm các triệu chứng ngứa, sưng đỏ, viêm hay phát ban trên da mặt.

Nhóm này có một số loại thuốc thường được sử dụng như:

  • Cetirizin
  • Astemizol
  • Loratadin
  • Terfenadin
  • Fexofenadine
  • Acrivastin

Cũng như thuốc Corticosteroid, nhóm thuốc này có thể đem lại kết quả khả quan nhưng có thể khiến bạn gặp phải các tác dụng ngoại ý muốn. Vì vậy hãy dùng thuốc đúng theo liệu trình mà bác sĩ chỉ định. 

Sử dụng bài thuốc từ dân gian

So với thuốc tây thì các bài thuốc từ dân gian thường cho hiệu quả chậm hơn nhưng lại an toàn và lành tính. Vì vậy, bạn có thể áp dụng các bài thuốc này như một phương pháp hỗ trợ điều trị giúp đạt được hiệu quả nhanh hơn.

Lá trà xanh giúp chữa viêm da tiếp xúc ở tay, mặt hiệu quả
Lá trà xanh giúp chữa viêm da tiếp xúc ở tay, mặt hiệu quả

Các biện pháp này có thể áp dụng cho cả viêm da tiếp xúc ở tay và viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt. Cụ thể:

Lá trà xanh chữa viêm da tiếp xúc

Đây là phương pháp được nhiều người bị viêm da tiếp xúc ở tay và viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt áp dụng. Bởi trà xanh có tính kháng khuẩn và chống oxy rất tốt, giúp làm sạch, ngăn ngừa bội nhiễm vở vùng da tổn thương.

Chuẩn bị:

  • Lá trà xanh tươi khoảng 50 gram
  • Muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trà xanh. Pha một lượng nước muối vừa đủ. 
  • Bạn tiến hành ngâm lá trà xanh trong nước muối khoảng 10 – 15 phút để làm sạch loại bỏ lượng vi khuẩn.
  • Sau đó, vớt lá trà xanh ra, rửa lại với nước sạch.
  • Tiếp đến lá trà xanh vào nồi nấu cùng với 2 lít nước. Đun sôi khoảng 10 phút
  • Bạn cho thêm một ít muối vào và khuấy cho tan.
  • Dùng nước này pha vào nước tắm với nhiệt độ vừa phải.
  • Người bị viêm da tiếp xúc ở tay tắm với nước lá trà xanh từ 1 – 2 lần/ngày.
  • Nếu bị viêm da tiếp xúc ở mặt, bạn có dùng để rửa mặt một cách nhẹ nhàng.

Bài thuốc từ cây sài đất

Sử dụng cây sài đất trị bệnh viêm da tiếp xúc ở tay và mặt sẽ giúp giảm nhanh những triệu chứng khó chịu như: Nóng rát da, ngứa ngáy, da khô, tróc vảy, sưng, viêm, da nhạy cảm…

Nguyên liệu: Khoảng 50 gram lá sài đất.

Thực hiện:

  • Rửa sạch sài đất với nước.
  • Sau đó ngâm sài đất trong nước muối pha loãng giúp loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn trên bề mặt lá.
  • Tiếp tục rửa lại sài đất với nước.
  • Cho sài đất cùng 2 lít nước vào nồi và đun sôi.
  • Dùng nước sài đất để pha với nước tắm theo nhiệt độ phù hợp.
  • Trước khi tắm với nước sài đất hãy rửa sạch vùng da bị bệnh và tắm trong khoảng 20 phút
  • Thực hiện phương pháp này 1 lần/ngày để cải thiện bệnh viêm da tiếp xúc ở tay và mặt hiệu quả hơn.

Những lưu ý cho người bị viêm da tiếp xúc

Chú ý giữ ẩm khi bị viêm da tiếp xúc ở tay
Chú ý giữ ẩm khi bị viêm da tiếp xúc ở tay

Bên cạnh những phương pháp điều trị nên trên, người bị viêm da tiếp xúc ở tay và viêm da tiếp xúc dị ứng ở mặt cần đảm bảo một số vấn đề trong ăn uống, sinh hoạt để hạn chế tình trạng lây lan và nguy cơ bội nhiễm. Cụ thể:

  • Bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày. Đồng thời tăng cường vitamin, khoáng chất giúp năng cao đề kháng cho cơ thể và làn da.
  • Trong thời gian điều trị viêm da tiếp xúc ở tay và mặt, người bệnh cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Bạn nên tránh để cơ thể trong tình trạng mệt mỏi, căng thẳng sẽ khiến bệnh tình trở nghiêm trọng hơn.
  • Chú ý vệ sinh cơ thể thường xuyên, tránh để tiết nhiều mồ hôi và giữ vùng da tổn thương được thông thoáng và sạch sẽ, giúp hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.
  • Hãy mặc quần áo rộng rãi, thấm hút tốt để giảm ma sát lên bề mặt da.
  • Thường xuyên giữ ẩm cho da bằng các sản phẩm dịu nhẹ, lành tính.

Hy vọng những thông tin mà bài viết chia sẻ đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh viêm da tiếp xúc ở tay và viêm da tiếp xúc ở mặt. Đừng quên thực hiện những lưu ý  mà chuyên gia của CHR đã tư vấn để có được sức khỏe tốt và sớm cải thiện bệnh bạn nhé. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *