TOP cách chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất [Đã kiểm chứng]
Có 3 cách chữa viêm mũi dị ứng phổ biến gồm mẹo dân gian tại nhà, sử dụng phác đồ Tây y và thuốc Đông y. Mỗi liệu pháp trị bệnh đều có những ưu và nhược điểm riêng. Do vậy, người bệnh nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định chữa viêm mũi dị ứng bằng cách nào để giúp loại bỏ chứng bệnh hiệu quả tốt nhất.
Viêm mũi dị ứng là tình trạng cơ thể sản sinh lượng histamine quá mức khi tiếp xúc với các dị nguyên như không khí lạnh, phấn hoa, bụi bẩn. Bệnh lý này gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, chảy nước mũi, thậm chí bệnh tiến triển nặng dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
Vậy viêm mũi dị ứng làm sao hết? Để cải thiện các triệu chứng bệnh và ngăn ngừa tình trạng trở nặng gây biến chứng, người bệnh có thể tham khảo 3 cách chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả dưới đây:
Cách trị viêm mũi dị ứng tại nhà an toàn hiệu quả
Từ xa xưa, trong dân gian đã lưu truyền nhiều cách điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà bằng những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm. Hiện nay một số mẹo đơn giản vẫn được nhiều người áp dụng và đánh giá hiệu quả cao như:
Điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà bằng tỏi
Tỏi là một trong những loại gia vị chứa nhiều thành phần kháng sinh tự nhiên. Trong tỏi chứa hàm lượng lớn hoạt chất allicin có khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh ở đường hô hấp.
Ngoài ra, tỏi còn chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe như vitamin Canxi, photpho, kẽm cùng nhiều dưỡng chất khác giúp nâng cao sức đề kháng từ đó hỗ trợ điều trị tình trạng viêm mũi dị ứng hiệu quả.
Một số cách chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả được lưu truyền trong dân gian như:
- Cách 1: Bạn có thể ăn 2 – 3 tép tỏi sống mỗi ngày hoặc thêm tỏi vào các món chiên xào, gỏi, salad hay nước chấm. Tỏi sẽ giúp làm ấm cơ thể và tăng hoạt chất có lợi chống lại các dị nguyên gây bệnh từ đó giảm nhanh triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi,…
- Cách 2: Kết hợp nước ép tỏi với mật ong theo tỷ lệ bằng nhau. Sau đó bạn dùng bông thấm dung dịch rồi cho vào bên bên lỗ mũi, đồng thời hít nhẹ để dung dịch đi vào sâu bên trong. Với cách này, hỗn hợp tỏi mật ong vừa giúp kháng viêm đồng thời làm ẩm niêm mạc mũi, hỗ trợ làm lành các tổn thương bên trong từ đó giúp cải thiện chứng bệnh.
- Cách 3: Bạn dùng tỏi ngâm với rượu trắng khoảng 15 ngày. Sau đó, người bệnh dùng rượu tỏi để uống mỗi ngày 2 ly rượu tỏi đã hòa nước ấm vào buổi sáng và tối để giúp loại bỏ các triệu chứng viêm mũi dị ứng.
Cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng hạt gấc
Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng hạt gấc là một trong những mẹo dân gian đơn giản được nhiều người “truyền tai” nhau về hiệu quả mang lại.
Trong hạt gấc chứa nhiều thành phần có lợi như invedaxa, photphotoba,… Chúng có tác dụng kháng viêm, hỗ trợ điều trị các triệu chứng nghẹt mũi, hắt hơi, sổ mũi do viêm mũi dị ứng gây ra.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 25 hạt gấc.
- 0,5 lít rượu trắng, loại 40 độ.
- Bình ngâm rượu
Cách thực hiện:
- Hạt gấc mang phơi khô, sau đó bạn cho hạt gấc vào nước với than hồng tới khi cháy xém.
- Hạt gấc sau khi nướng cho vào cối rồi đập dập để các hạt gấc vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ.
- Cho hạt gấc và rượu trắng vào bình ngâm, để khoảng 15 ngày là có thể sử dụng được.
Mỗi ngày, sau khi vệ sinh mũi sạch sẽ, bạn dùng một miếng bông thấm lượng rượu gấc vừa đủ rồi đắp lên sống mũi khoảng 5 phút. Sau đó, bạn xì mạnh để loại bỏ dịch mũi ra ngoài. Áp dụng cách chữa viêm mũi dị ứng bằng rượu hạt gấc khoảng 2 – 3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra, một số cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà bằng mẹo dân gian khác bạn có thể tham khảo như: Sử dụng lá lốt, gừng, ngó sen, thảo dược cây giao,…
Ưu điểm: Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng dân gian có thế mạnh là dễ thực hiện, nguyên liệu dễ tìm kiếm mà không tốn nhiều chi phí. Đặc biệt, các biện pháp dân gian lành tính với nhiều đối tượng.
Nhược điểm: Sử dụng tỏi, hạt gấc hay bất kỳ thảo dược trị viêm mũi dị ứng nào cũng chỉ là mẹo dân gian, chưa có kiểm chứng khoa học. Các phương pháp này chỉ giúp làm giảm bớt triệu chứng nếu phù hợp với cơ địa chứ không thể điều trị dứt điểm viêm mũi dị ứng.
Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng phác đồ Tây y
Trong Tây y, điều trị viêm mũi dị ứng được áp dụng với hai liệu pháp chính là sử dụng thuốc và phẫu thuật.
Thuốc Tây trị viêm mũi dị ứng
Sử dụng thuốc Tân dược được coi là cách trị viêm mũi dị ứng dứt điểm cho mọi nguyên nhân gây bệnh. Với liệu pháp này, người bệnh cần tới bệnh viện chuyên khoa Tai – Mũi – Họng để thăm khám, nội soi và làm các xét nghiệm cần thiết.
Dựa vào kết quả, bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân, xác định mức độ nặng nhẹ từ đó có phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng phù hợp cho từng đối tượng.
- Thuốc kháng sinh đường uống
Trong những trường hợp viêm mũi dị ứng mức độ nặng, tái phát nhiều lần thường được bác sĩ chỉ định dùng thuốc uống giúp trị bệnh toàn thân. Thuốc có tác dụng ức chế quá trình sản sinh lượng histamine gây ra triệu chứng mẫn cảm ở hệ hô hấp như nghẹt mũi, sổ mũi.
Một số thuốc kháng sinh thường dùng như: Thuốc kháng histamin (Clorpheniramin, Zyrtec, Loratadine, Fexofenadine,…), thuốc chống viêm (Flixonase, Pivalone,…),…
- Thuốc trị viêm mũi dị ứng dạng tiêm
Liệu pháp tiêm miễn dịch cũng là một trong những phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng mang lại hiệu quả cao. Thuốc tiêm có thể giúp làm giảm triệu chứng và kiểm soát tình trạng bệnh, ngăn ngừa chứng bệnh phát triển nặng.
- Thuốc xịt thông mũi
Loại thuốc này được sử dụng để xịt trực tiếp vào bên trong khoang mũi có tác dụng làm thông đường thở giảm nhanh triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi. Một số loại thuốc xịt thông mũi thường dùng như thuốc xịt mũi Afrin, Sudafed, Zyrtec-D, Sudafed PE,…
Ngoài ra, người bệnh có thể được kê thêm một số loại thuốc kháng như thuốc trị viêm mũi dị ứng corticoid, thuốc vệ sinh mũi,…
Ưu điểm: Sử dụng các loại thuốc trị viêm mũi dị ứng có ưu điểm mang lại hiệu quả nhanh, làm dịu nhẹ tức thì các phản ứng kích ứng. Thuốc sử dụng tiện lợi, có thể mang theo bên mình để dùng mọi lúc mọi nơi.
Nhược điểm: Sử dụng kháng sinh dài ngày có thể dẫn tới bị nhờn thuốc. Ngoài ra, thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe như đau dạ dày, viêm loét đại tràng, chóng mặt, buồn nôn,…
Việc sử dụng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ để giúp hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người nuôi con bằng sữa mẹ cần thận trọng khi dùng bất kỳ loại thuốc trị viêm mũi dị ứng nào.
Cách trị viêm mũi dị ứng dứt điểm bằng phẫu thuật
Phẫu thuật được xem là cách chữa viêm mũi dị ứng mang lại hiệu quả cao. Với liệu pháp này thường sẽ được bác sĩ chỉ định cho một số trường hợp nhất định như:
- Đối tượng bị viêm mũi dị ứng đã điều trị bằng thuốc nhưng không mang lại hiệu quả tốt.
- Người bị viêm mũi dị ứng do cấu trúc mũi lệch vách ngăn, thoái hóa cuống mũi hoặc viêm mũi dị ứng do polyp mũi,…
- Đối tượng viêm mũi dị ứng nặng, có nguy cơ biến chứng cao.
Phẫu thuật điều trị viêm mũi dị ứng, người bệnh sẽ được đưa vào phòng làm phẫu thuật, rối gây mê. Sau đó, các bác sĩ sẽ sử dụng máy nội soi và dụng cụ chuyên dụng để đưa vào bên trong khoang mũi.
Thông quan hình ảnh để nhận định được vị trí tổn thương, sau đó sẽ lấy đi polyp trong mũi hoặc định hình loại vách ngăn.
Thông thường, thời gian phẫu thuật chữa viêm mũi dị ứng không quá lâu, kéo dài khoảng 15 – 30 phút. Sau quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách chăm sóc và sử dụng thuốc tại nhà để phục hồi sức khỏe nhanh nhất.
Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng biện pháp ngoại khoa có ưu điểm mang lại hiệu quả cao, thời gian phục hồi sau phẫu thuật lên tới 80%.
Tuy nhiên trong và sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể gặp một số rủi ro như đau kéo dài, viêm nhiễm, bệnh vẫn có thể tái phát trở lại nếu lựa chọn địa chỉ không uy tín và quá trình chăm sóc sau phẫu thuật không phù hợp.
Do vậy, để an toàn, bạn nên lựa chọn địa chỉ phẫu thuật viêm mũi dị ứng uy tín, bác sĩ có tay nghề cao. Ngoài ra, sau khi phẫu thuật cần tránh tiếp xúc với các dị nguyên và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông y
Dưới góc nhìn của Đông y, viêm mũi dị ứng thuộc chứng tỵ trất, tỵ cừu và tỵ uyên. Nguyên nhân sinh bệnh xuất phát từ hai yếu tố bởi sự rối loạn của công năng tạng phủ tức thận, tỳ khí bị tổn thương và do cơ thể bị phong hàn, tà khí xâm nhập.
Tình trạng này khiến cho cơ thể bị suy giảm hệ miễn dịch, khí huyết không lưu thông, cơ thể tích tụ nhiều nhiệt độc sinh ra chứng viêm mũi dị ứng.
Xuất phát từ nguyên lý đó, nguyên tắc trị bệnh của Đông y là tác động vào căn nguyên tắc sử dụng các bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, bổ tỳ khí, loại bỏ phong hàn, tà khí, tăng cường sức đề kháng từ đó giúp loại bỏ chứng bệnh từ gốc.
Các thành phần thảo dược sử dụng thường dùng như Xuyên khung, Phòng phong, Bạc hà, Kim ngân hoa,… Tùy vào từng thể bệnh và mức độ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Một số bài thuốc điều trị viêm mũi dị ứng như:
Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông y thể phong hàn phạm phế
Thể phong hàn phạm phế, người bệnh có triệu chứng hắt hơi từng đợt, thường xuyên ngứa mũi, nghẹt mũi, nước mũi chảy nhiều. Đặc biệt các triệu chứng viêm mũi dị ứng sẽ nặng hơn khi ở trong phòng điều hòa hoặc tiếp xúc với gió lạnh.
- Phép chữa: Thông khiếu, sơ phong, tán hàn.
- Bài thuốc: Sử dụng các nguyên liệu như Quế chi, Ké đầu ngựa, Hành trắng, Đại táo và một số loại thảo dược khác. Người bệnh cho các vị thuốc vào ấm sắc cùng với 6 bát nước, cạn còn 3 thì tắt bếp. Chi thuốc uống 2 – 3 lần uống trong ngày.
Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông y thể phong nhiệt phạm phế
Ở thể phong nhiệt phạm phế, người bệnh có triệu chứng điển hình là nước mũi có màu vàng nhẹ, thường xuyên hắt hơi, nghẹt mũi, đau nhức đầu khó chịu. Các triệu chứng bệnh có xu hướng nặng hơn khi trời nóng và giảm nhẹ khi thời tiết chuyển lạnh.
- Phép chữa: Thông khiếu, thanh nhiệt, giải độc và tán phong.
- Bài thuốc: Các vị thuốc gồm Sài đất, Kim ngân hoa, Mã đề, lá Dâu tằm và một số vị thuốc khác. Sau khi sắc thuốc xong, người bệnh chia uống 2 lần trước khi dùng bữa chính để giúp tăng cường hiệu quả.
Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc Đông y thể phế, tỳ khí hư
Viêm mũi dị ứng thể âm hư, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các biểu hiện như miệng mũi khô, nghẹt mũi, khó thở, dịch mũi trong và chảy nhiều. Ngoài ra, cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, suy nhược.
- Phép chữa: Thông khiếu, dưỡng tỳ khí.
- Bài thuốc: Kết hợp Rễ đinh lăng, Đẳng sâm, Ý dĩ, Ngũ vị tử và một số vị thảo dược khác. Người bệnh sắc thuốc với 1 lít nước tới khi cạn còn ½ thì chia thuốc uống đều 2 lần/ngày.
Ưu điểm: Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc Đông y có ưu điểm là sử dụng thành phần tự nhiên nên đảm bảo an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng. Nguyên lý trị bệnh từ gốc do vậy giúp mang lại hiệu quả tối ưu, ngăn ngừa tái phát trở lại.
Nhược điểm: Thuốc Đông y có vị đắng chát khó uống, thời gian sắc thuốc lâu và quá trình bảo quản thường gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, để giúp thuốc phát huy tác dụng, người bệnh cần kiên trì dùng thuốc thời gian dài ít nhất 2 – 3 tháng. Hiệu quả thuốc không phải ai cũng đạt như ý muốn mà còn tùy thuộc vào cơ địa từng người.
Viêm mũi dị ứng mặc dù dễ tái phát trở lại và gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, nhưng không phải là không thể kiểm soát. Điều quan trọng lúc này của người bệnh là lựa chọn cách chữa phù hợp kết hợp với việc chăm sóc tại nhà bằng cách như:
- Tránh để cơ thể tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên có khả năng gây dị ứng.
- Áp dụng cách chữa viêm mũi dị ứng với việc luôn giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với gió lạnh.
- Giữ không gian sống sạch sẽ bằng việc lau dọn thường xuyên, không nuôi động vật trong nhà.
- Chế độ ăn và luyện tập phù hợp giúp tăng cường đề kháng hỗ trợ trị bệnh hiệu quả.
Trên đây là tổng hợp 3 cách chữa viêm mũi dị ứng. Mỗi phương pháp trị bệnh viêm mũi dị ứng đều có ưu và nhược điểm riêng. Do vậy, người bệnh nên cân nhắc kỹ càng trước khi lựa chọn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc kết hợp Đông y và Tây y để giúp tăng cường hiệu quả, sớm loại bỏ chứng bệnh viêm mũi dị ứng hoàn toàn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!