Bị rong kinh có phải mang thai? [Cập nhật mới nhất]

Rong kinh là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường gây ảnh hưởng đến sức khỏe chị em phụ nữ. Vì có những điểm tương đồng với hiện tượng máu báo thai nên nhiều chị em thắc mắc liệu rong kinh có phải mang thai hay không? Vấn đề này sẽ được chúng tôi giải đáp chính xác ở bài viết dưới.

Rong kinh có phải mang thai là thắc mắc phổ biến
Rong kinh có phải mang thai là thắc mắc phổ biến

Rong kinh có phải mang thai không?

Do nguyên nhân nào đó mà nhiều phụ nữ khi mang thai gặp phải tình trạng chảy máu kéo dài. Điều này khiến chị em có suy nghĩ rằng đây là dấu hiệu nhận biết đậu thai. Tuy nhiên, rong kinh có phải mang thai?

Trước khi trả lời rong kinh có phải mang thai không, chị em cần hiểu chính xác về tình trạng này. Các bác sĩ cho biết, rong kinh được xác định khi chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 1 tuần với lượng máu kinh vượt quá 80ml và xuất hiện vào đúng chu kỳ kinh nguyệt.

Rong kinh là một trong những biểu hiện cho thấy cơ thể chị em đang gặp phải một số bất thường như:

  • Rối loạn sinh lý: Sự chuyển biến giữa các giai đoạn sinh lý như độ tuổi dậy thì, tiền mãn kinh, sau sinh,… khiến chức năng nội tiết của cơ thể bị rối loạn.
  • Nguyên nhân thực thể: Đây đôi khi là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa nguy hiểm như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, polyp buồng trứng, ung thư tử cung…. 

Từ các thông tin trên, tin rằng chị em đã nắm được rong kinh có phải mang thai không. Thực tế, đây là một DẤU HIỆU BÌNH THƯỜNG CỦA CƠ THỂ, KHÔNG PHẢI MANG THAI. Để xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến bất thường, chị em nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị.

Phân biệt máu báo thai và rong kinh

Đa số phụ nữ khi mang thai đều có máu báo xuất hiện trong một vài ngày với lượng rất nhỏ. Nhiều chị em bị nhầm lẫn hiện tượng này với rong kinh. Thay vì thắc mắc với suy nghĩ rong kinh có phải mang thai, chị em nên học cách phân biệt rõ ràng hai tình trạng này.

Máu báo thai

Máu báo thai xuất hiện khi trứng đã thụ tinh bắt đầu quá trình làm tổ tại niêm mạc tử cung. Quá trình này khiến một phần niêm mạc bong tróc dẫn đến chảy máu.

Nó thường xảy ra sau khoảng 7 – 14 ngày phát sinh quan hệ tình dục. Máu báo thai không ra nhiều, mỗi lần chỉ vài giọt và có màu hồng nhạt, không lẫn các vật thể bất thường.

Thông thường, nó xuất hiện từ 1 – 2 ngày và chấm dứt hoàn toàn sau khi trứng làm tổ xong. Ngoài ra, khi xuất hiện máu báo thai, chị em cũng không gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào.

Rong kinh

Đây là tình trạng xảy ra do rối loạn sinh lý hoặc các bệnh phụ khoa gây nên. Thời điểm rong kinh xuất hiện rơi vào đúng chu kỳ kinh nguyệt nhưng diễn ra với thời gian dài và gây mất nhiều máu (khoảng 80ml).

Nếu quan sát trực tiếp, chị em có thể thấy máu kinh màu đỏ thẫm, lẫn cục máu đông màu đen, dịch nhầy hoặc mảng vụn niêm mạc tử cung. Khi bị rong kinh, chị em có thể gặp phải nhiều triệu chứng như:

  • Đau bụng dữ dội
  • Đau nhức lưng
  • Ngứa ngáy vùng kín
  • Sốt nhẹ…
Rong kinh có phải mang thai? Đây là hai hiện tượng hoàn toàn khác nhau
Rong kinh có phải mang thai? Đây là hai hiện tượng hoàn toàn khác nhau

Rong kinh không lập tức gây nguy hiểm cho chị em mà khiến bạn mệt mỏi, ảnh hưởng cuộc sống và công việc. Sau thời gian dài, nếu không được điều trị, sức khỏe bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hệ lụy từ rong kinh hoặc bệnh lý khác.

Nhìn chung, việc phân biệt máu báo thai và rong kinh không quá khó khăn. Thay vì ngồi một chỗ lo lắng rong kinh có phải mang thai không, chị em nên chủ động đến cơ quan y tế để thăm khám, làm rõ nguyên nhân. Việc tự đoán bệnh và điều trị theo kinh nghiệm có thể làm tăng nguy cơ xấu đến sức khỏe.

[mrec_form id=”38036″]

Phải làm gì khi bị rong kinh?

Khắc phục nhanh tình trạng rong kinh là mong muốn của nhiều chị em. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện việc thăm khám đầy đủ và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để có kết quả tốt.

Dưới đây là một số phương pháp trị rong kinh hiệu quả chị em có thể tham khảo.

Trị rong kinh bằng mẹo dân gian

Từ xa xưa, phụ nữ Việt Nam đã có nhiều mẹo dân gian trị rong kinh hiệu quả và được lưu truyền đến ngày nay:

Rong kinh có phải mang thai
Cây nhọ nồi là thảo dược trị rong kinh được nhiều người lựa chọn
  • Ngải cứu: Lá ngải cứu tươi được cho là vị cứu tinh cho chị em bị rong kinh. Dược liệu có vị cay, tính ấm giúp lý khí, điều kinh. Chị em chỉ cần lấy 1 nắm ngải cứu, rửa sạch rồi giã hoặc xay lấy nước uống trước kỳ kinh khoảng 1 tuần
  • Nhọ nồi: Chị em dễ dàng tìm được cây nhọ nồi quanh khu vực sinh sống để biến nó thành “phương thuốc” trị rong kinh. Nguyên liệu gồm 12g nhọ nồi, 12g hoa hòe kết hợp cùng 12g lá sen, sắc với nước để uống trong ngày.
  • Lá huyết dụ: Dược liệu được sử dụng trong trường hợp rong kinh, rong huyết, băng huyết. Bạn lấy 3 – 4 lá huyết dụ, rửa sạch sau đó cắt đoạn rồi nấu với 200ml nước uống 2 lần/ ngày là có kết quả.

Rất nhiều chị em ưa thích sử dụng mẹo dân gian. Tuy nhiên, phương pháp này không thay được cách chữa chuyên sâu. Vậy nên, trước khi áp dụng, chị em hãy hỏi qua ý kiến của bác sĩ và không được tự ý ngưng các biện pháp điều trị đã được chỉ định.

Chữa rong kinh bằng tây y

Sau khi thăm khám, dựa trên nguyên nhân và mức độ của bệnh mà bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị cho chị em. Tây y điều trị rong kinh bằng 2 phương pháp chính gồm có: Điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa.

Điều trị nội khoa

Chữa rong kinh bằng thuốc tây có thể đẩy lùi các triệu chứng khó chịu. Điều trị bằng thuốc được ưu tiên áp dụng trước. Nếu bệnh nhân không đáp ứng tốt với phác đồ điều trị này, bác sĩ mới chuyển sang các phương pháp trị liệu khác.

Các loại thuốc thường dùng gồm có:

  • Thuốc chống viêm: Ức chế  phản ứng viêm đề phòng bội nhiễm.
  • Thuốc uống tránh thai: Giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt nhờ tác dụng ngăn cản quá trình rụng trứng. Thông quá đó, chị em có thể cải thiện hiệu quả tình trạng rong kinh.
  • Thuốc bổ sung Progesterone: Có khả năng đưa niêm mạc tử cung dày lên khi hiện tượng rụng trứng không xuất hiện. Nhờ đó, thuốc ngăn cản sự xuất hiện của chu kỳ kinh nguyệt.
Thuốc nội tiết được sử dụng phổ biến trong điều trị rong kinh
Thuốc nội tiết được sử dụng phổ biến trong điều trị rong kinh

Tân dược có rất nhiều tác động đến cơ thể. Do đó, chị em tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng theo kinh nghiệm truyền miệng. Người bệnh chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ.

Điều trị ngoại khoa

Đây là phương pháp can thiệp từ bên ngoài để loại bỏ nguyên nhân gây rong kinh. Các thủ thuật và phương pháp được áp dụng gồm có:

Một số trường hợp bác sĩ cần thực hiện thủ thuật ngoại khoa để điều trị rong kinh
Một số trường hợp bác sĩ cần thực hiện thủ thuật ngoại khoa để điều trị rong kinh
  • Cắt bỏ hoàn toàn tử cung: Loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân gây rong kinh từ tử cung. Tuy nhiên, chị em có thể mất đi khả năng sinh sản. Do đó, bạn cần thăm khám kỹ lưỡng và nghe bác sĩ tư vấn trước khi đưa ra quyết định
  • Hút buồng tử cung: Áp dụng trong trường hợp viêm nhiễm hay tổn thương u, polyp tử cung gây chảy máu kéo dài. Phương pháp này sử dụng lực hút âm để loại bỏ máu và vụn niêm mạc tử cung. Nhờ đó, hiện tượng rong kinh cũng dần được khắc phục
  • Cắt polyp tử cung và nạo u xơ tử cung: Polyp và u xơ là nguyên nhân gây tình trạng rong kinh kéo dài. Do đó, việc cắt bỏ sẽ giúp loại trừ tình trạng rong kinh. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể gặp biến chứng như: sẹo tử cung, mỏng tử cung hay thủng tử cung nên cần theo dõi chặt chẽ sau điều trị.

Phương pháp ngoại khoa tiềm ẩn nhiều nguy cơ sau phẫu thuật. Vậy nên, chị em cần tìm cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị.

Trị rong kinh bằng thuốc Đông y

Đông y sử dụng các bài thuốc được phối hợp từ nhiều dược liệu khác nhau trong điều trị rong kinh. Với mỗi thể bệnh, thầy thuốc sẽ điều chỉnh từng vị dược liệu để phù hợp với thể trạng người bệnh và đem lại hiệu quả tốt nhất.

Đông y được lựa chọn trong điều trị rong kinh bởi tính an toàn cho người bệnh
Đông y được lựa chọn trong điều trị rong kinh bởi tính an toàn cho người bệnh

Ưu điểm của Đông y là an toàn, lành tính. Đa số người bệnh sẽ không gặp phải tác dụng phụ sau điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân cũng khỏe mạnh hơn và sức đề kháng được tăng cường. 

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Đông y khiến chị em tốn khá nhiều công sức. Do đó, biện pháp này yêu cầu bệnh nhân cần có tính kiên nhẫn và bền bỉ.

Điều chỉnh nếp sống, sinh hoạt

Chị em cũng nên lưu ý một số thói quen sau đây để việc điều trị rong kinh hiệu quả tốt hơn:

  • Giữ vệ sinh cá nhân tốt đặc biệt là vệ sinh vùng kín: Thường xuyên thay băng vệ sinh, tampon để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm. Sử dụng các loại dung dịch vệ sinh độ pH thích hợp, tránh dung dịch kiềm mạnh khiến vùng kín bị khô rát, dễ tổn thương gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.
  • Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh: Tăng cường thực phẩm giàu sắt, bổ máu như thịt bò, rau đậm màu, các loại hải sản,…. Hạn chế thực phẩm dầu mỡ, cay nóng, nhiều đường và các loại thức ăn công nghiệp
  • Luyện tập thể dục thường xuyên: Để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Điều này giúp loại bỏ năng lượng xấu và tác nhân có hại trong cơ thể. Một số bài tập thể chất nhẹ nhàng được khuyến khích cho người bị rong kinh gồm đi bộ, yoga, ngồi thiền,…

Ngoài ra, chị em cần giữ tâm lý thoải mái, lạc quan trong suốt thời gian điều trị. Chị em cũng có thể tìm hiểu thêm một số liệu pháp vật lý trị liệu để tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, bạn nên thông báo và hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp người bệnh giải đáp được thắc mắc liệu rong kinh có phải mang thai không và nhận định đúng vấn đề. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này cũng đừng quá lo lắng, chỉ cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ là bệnh sẽ nhanh hồi phục.

Click đọc ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *