Bị tắc vòi trứng có chữa được không? Hướng điều trị mới nhất
Tắc vòi trứng có chữa được không là câu hỏi của rất nhiều bệnh nhân nữ không may mắc phải căn bệnh khó lường này. Đây là căn bệnh dẫn tới vô sinh hoặc mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm. Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời và những phương pháp được áp dụng trong điều trị.
Bị tắc vòi trứng có chữa được không?
Trước khi tìm hiểu bị tắc vòi trứng có chữa được không, ta sẽ đi tìm hiểu về bệnh lý này trước. Theo nghiên cứu, tắc vòi trứng là một trong những bệnh phụ khoa 90% do vi khuẩn, virus, vi nấm gây ra.
Bệnh xuất hiện nhiều hơn ở phụ nữ đã từng quan hệ tình dục hoặc có thói quen thường xuyên quan hệ tình dục không an toàn, đang bị viêm nhiễm phụ khoa hoặc đã có tiền sử mắc bệnh.
Phụ nữ đã từng sử dụng các dụng cụ phụ khoa – sản khoa tác động tới tử cung – buồng trứng một cách trực tiếp, hay có tiền sử mang thai ngoài dạ con.
Tắc vòi trứng tạo nên bởi những ổ viêm sưng phù tại vùng niêm mạc hoặc phần vòi trứng bị chèn ép từ các u phía ngoài khiến đường ống bị thu hẹp làm cho dịch, trứng khó có thể đi qua.
Nếu để lâu dần, phần ống này có thể dính hẳn vào nhau khiến tắc nghẽn hoàn toàn. Bệnh phát triển rất từ từ và thầm lặng, rất ít khi người bệnh chủ động phát hiện ra bệnh khi ở giai đoạn khởi phát.
Xét về diễn tiến ở bệnh và lý do tắc vòi trứng được xét vào nhóm bệnh có ảnh hưởng tiêu cực tới phụ nữ đặc biệt trong lứa tuổi sinh sản. Bệnh trực tiếp ảnh hưởng tới khả năng thụ thai vì khi bị tắc hẹp trứng rất khó gặp tinh trùng và trứng đã thụ tinh thì rất khó di chuyển tới tử cung để làm tổ.
Cả 2 trường hợp đều rất đáng báo động và gây tác động tới sức khỏe, khả năng sinh sản của phụ nữ. Chính vì vậy, rất cần điều trị cho bệnh này nhưng liệu tắc vòi trứng có chữa được không?
May mắn thay câu trả lời là CÓ THỂ CHỮA TRỊ. Thông thường, bệnh được điều trị nhanh theo phương pháp y học hiện đại ngày nay. Dẫu vậy, bệnh lại có tính tái phát đặc biệt là đối với những ai có tiền sử phẫu thuật tử cung do những vết sẹo hậu phẫu có thể dễ dàng kích ứng, gây ra sự chít hẹp. Vì thế, ngay khi phát hiện bệnh lý, chị em cần thăm khám để tìm hướng xử lý kịp thời.
Cách điều trị tắc vòi trứng hiệu quả hiện nay
Tắc vòi trứng không chỉ ảnh hưởng tới khả năng có con hay không mà còn gây ra khá nhiều hệ lụy đối với sức khỏe phụ nữ như:
- Trầm cảm
- Sự rối loạn nội tiết tố bên trong cơ thể
- Gây ra một số bệnh liên quan tới hệ thống sinh sản
- …
Như đã trả lời cho câu hỏi tắc vòi trứng có chữa được không đã nêu trên, bệnh hoàn toàn có thể chữa trị thông qua 3 phương pháp chữa: Tây y, Đông y, mẹo chữa tại nhà.
Điều trị tắc vòi trứng với Tây y
Điều trị viêm tắc vòi trứng bằng Tây y có ưu, nhược điểm như sau:
Ưu điểm:
- Quy trình chữa trị nhanh chóng, bài bản.
- Có thể giải quyết vấn đề muốn có con sớm.
- Được áp dụng rộng rãi, nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.
- Tỉ lệ thành công cao.
Nhược điểm:
- Bệnh có khả năng tái phát.
- Có khả năng nhiễm trùng khi xâm lấn.
- Thuốc sử dụng có thể có nhiều tác dụng phụ.
Phương pháp điều trị tắc vòi trứng với Tây y hướng việc xử lý nhanh vấn đề về viêm nhiễm gây sưng tấy vòi trứng bằng cách sử dụng các loại thuốc tân dược mạnh giúp giảm đau, giảm viêm, giảm sưng đối với những trường hợp nhẹ.
Khi thuốc không còn tác dụng và không hiệu quả, bệnh nhân có thể chuyển sang phương pháp xâm lấn, phẫu thuật. Một số phương pháp phẫu thuật điển hình trong điều trị tắc vòi trứng bao gồm:
- Đẩy hơi thông tắc buồng trứng hỗ trợ điều trị cho các trường hợp bệnh nhẹ và muốn có thai sớm.
- Phẫu thuật nội soi tái tạo loa vòi, thông tắc ống dẫn trứng dùng cho thể bệnh nhẹ nhưng vị trí tắc xa hơn và liên quan tới vị trí loa vòi.
- Phẫu thuật cắt nối ống dẫn trứng dành cho các trường hợp bệnh nặng, không thể dùng thuốc hay các cách phẫu thuật khác.
Tắc vòi trứng có chữa được không nếu áp dụng Đông y
Ưu điểm:
- Thuốc có thành phần tự nhiên được cân bằng, ít độc dược, thích hợp thể trạng với người Việt.
- Có tác dụng bổ toàn thân và mang tính lâu dài.
- Có nhiều người tin tưởng sử dụng.
Nhược điểm:
- Thuốc khó uống.
- Cần nhiều thời gian để thấy sự công hiệu của thuốc.
- Không phát huy hiệu quả với trường hợp bệnh quá nặng hay cần cấp cứu.
Đông y có khá nhiều thuyết liên quan tới bệnh trong đó là khả năng cao do huyết, khí ứ đọng trong tử cung gây ra sự tắc nghẽn, bí bách. Đông y tập trung điều trị vào một số chứng như:
- Khí hư huyết ứ: Tắc vòi trứng, đổ nhiều mồ hôi, mạch phù, tái mặt,…
- Hư hàn huyết ứ: Tắc vòi trứng, bí trì người, sợ lạnh,…
Một số vị thuốc trong Đông y được sử dụng trong các bài thuốc trị bệnh:
- Xuyên khung: Liều dùng tham khảo dưới 8g mỗi ngày, đây là vị thuốc có khả năng kháng khuẩn cao, giảm đau an thần, chống huyết ứ tăng cường co bóp tử cung. Xuyên khung là vị thuốc thường gắn liền với các bài thuốc trị các chứng về kinh nguyệt, sản hậu cho phụ nữ.
- Bạch truật: Liều dùng tham khảo dưới 15g mỗi ngày, đây là vị thuốc có tính bổ, giúp khí huyết lưu thông, tăng hệ miễn dịch. Thuốc dùng tốt cho cả phụ nữ đang mang thai giúp an thai, hạ nhiệt,…
- Hoàng kỳ: Liều dùng tham khảo dưới 20g mỗi ngày, đây là vị thuốc trị viêm, kháng khuẩn, thải độc, lợi máu, hỗ trợ co bóp tử cung, điều trị chứng sa tử cung, hồi phục cơ thể sau khi phẫu thuật
Điều trị tắc vòi trứng với chữa tại nhà
Ưu điểm:
Đơn giản dễ áp dụng.
Nhược điểm:
- Khó thấy hiệu quả.
- Là phương pháp bổ trợ không phải điều trị chính.
- Mất nhiều thời gian.
- Có thể không hiệu quả.
Các mẹo chữa tại nhà thường là sự kết hợp giữa lối sống sinh hoạt và một số cây thuốc nam. Người bệnh có thể tham khảo một số cách như sau:
Làm ấm vùng bụng dưới để thông tắc các dịch ứ, máu ứ bằng cách đắp ngải cứu, chườm nước nóng, sử dụng dầu massage. Đặc biệt, khi cảm thấy đau, bí vùng bụng dưới thì nên áp dụng ngay.
Uống các loại nước cốt các loại cây thuốc nam giúp thông kinh, huyết ứ: cây ngải cứu, rau diếp cá, cây ích mẫu, gừng, nha đam, nghệ,… Đơn giản nhất ta có thể giã nát rau rồi lấy nước cốt uống hoặc đun hay hãm như trà. Có thể uống hàng ngày sau khi ăn sáng.
Massage vùng bụng dưới hàng ngày một cách nhẹ nhàng với dầu dừa, dầu nóng. Massage xuôi từ rốn xuống trong khoảng 30 phút – 60 phút sau khi tắm nước nóng, ấm để tăng tính hiệu quả. Do các lỗ chân lông, dây thần kinh đều đang giãn nở nên có thể tác động tốt hơn với dịch tắc ứ. Nên massage nhẹ nhàng, hạn chế lực.
Bổ sung các loại trái cây, rau củ chứa nhiều vitamin A, C, E giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm nhiễm. Chúng có nhiều trong các loại quả họ nhà dâu tây, họ cam quýt, ổi, các loại rau xanh.
Vệ sinh vùng kín bằng lá trầu không, muối loãng giúp ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn, nấm tấn công vào âm đạo. Có thể ngâm trong bồn khoảng 2 – 4 phút với nước ấm.
Một số lưu ý dành cho chị em bị viêm tắc vòi trứng
Để trả lời hoàn chỉnh cho câu hỏi bị tắc vòi trứng có chữa được không, chị em phụ nữ cũng cần đặc biệt lưu ý một số điều sau trong quá trình điều trị, hậu phẫu và phòng ngừa:
- Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh, nhẹ nhàng. Hạn chế hơn vào thời kì điều trị và hậu điều trị để ống dẫn trứng có thời gian hồi phục.
- Lên lịch tái khám, khám định kỳ buồng trứng, tử cung để nắm rõ tình trạng bệnh lý và khả năng sinh sản. Đối với phụ nữ chuẩn bị lập gia đình cần khám sàng lọc trước khi sinh và khi có thai cần siêu âm theo đúng lịch trình.
- Chú ý tới vấn đề vệ sinh cá nhân đặc biệt tại vùng kín. Lựa chọn dung dịch vệ sinh ít hương liệu, độ pH cân bằng.
- Quần lót thoáng khí, khô ráo và nên thay quần mới thường xuyên.
- Luôn lựa chọn chế độ ăn uống nhiều rau quả ít đạm ít đường để hạn chế viêm nhiễm và tăng sức đề kháng.
- Nên điều trị theo đúng lộ trình của bác sĩ, không tự ý thêm thắt hay tăng liều lượng thuốc. Khi áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà song song với phương pháp điều trị chính cần thông báo và hỏi ý kiến bác sĩ.
- Cần điều trị ngay khi có những dấu hiệu của viêm nhiễm vùng kín. Viêm nhiễm vùng kín có thể xảy ra ngay cả đối với những bé gái trong độ tuổi dậy thì chính vì vậy mẹ cần hướng dẫn con em cách vệ sinh và giáo dục giới tính, bệnh lý phụ khoa cơ bản.
Trên đây là những thông tin cho cho câu hỏi tắc vòi trứng có chữa được không. Theo đó, đây là bệnh có thể chữa nhưng lại khó phát hiện và chỉ thường được phát hiện khi bệnh đã dẫn tới biến chứng. Chị em nên chú ý tới những dấu hiệu của bệnh và nên khám định kì hoặc khám ngay khi có những vấn đề về viêm nhiễm vùng kín.
Click đọc ngay:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!