Tắc vòi trứng đoạn loa có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Tắc vòi trứng đoạn loa là chỉ tình trạng ống dẫn trứng bị thu hẹp tại đoạn loa, gây ra một số bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh sản của phụ nữ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất cả các thông tin tắc vòi trứng đoạn loa và cách phòng tránh bệnh hiệu quả.

Tắc vòi trứng đoạn loa là gì?

Tắc vòi trứng đoạn loa là hiện tượng tắc vòi trứng ở vị trí đoạn loa và đây chính là một dạng bệnh phụ khoa ở nữ giới. Theo đó vòi trứng hay ống dẫn trứng có thể coi như là cây cầu giúp trứng đi từ buồng trứng tới tử cung.

Trên “cây cầu” đó, trứng sẽ gặp tinh trùng và tiến về tử cung để làm tổ, phát triển thành tế bào thai. Trong trường hợp không gặp tinh trùng, trứng sẽ thoái hóa và đào thải ra ngoài thông qua kinh nguyệt.

Tắc vòi trứng ở nữ giới
Tắc vòi trứng ở nữ giới

Quá trình thụ tinh giữa tinh trùng và trứng sẽ bị cản trở nếu xuất hiện hiện tượng tắc vòi trứng ở nữ giới. Tắc vòi trứng có thể xuất hiện ở 4 vị trí:

  • Đoạn kẽ: Nằm trong thành tử cung với chiều dài xấp xỉ 1 cm.
  • Đoạn eo: Nằm ngoài thành tử cung là đoạn khúc khuỷu và cao nhất với chiều dài khoảng 3cm.
  • Đoạn bóng: Dài khoảng 5 – 7cm là nơi trứng và tinh trùng tiếp xúc và thụ tinh.
  • Đoạn loa vòi: Là nơi tiếp nhận trứng đi vào ống dẫn, loa vòi có hình phễu và có khoảng 10 tua dài.

Trong chu kỳ rụng trứng sinh lý ở phụ nữ, sau khi các nang trứng xuất hiện và phát triển, nang trứng nổi trội nhất sẽ phóng noãn (xuất trứng) và loa vòi sẽ dùng các tua dài để đón phần trứng do nang phóng ra.

Thông thường chỉ có duy nhất 1 trứng được phóng ra, ở một số trường hợp cá biệt thì sẽ có 2, 3 trứng rụng và nếu được thụ tinh thì sẽ xuất hiện hiện tượng đa thai như sinh đôi, sinh ba. Nếu trứng không gặp tinh trùng thì sẽ bị thoái hóa và đào thải ra khỏi cơ thể thông qua kinh nguyệt.

Khi tắc vòi trứng đoạn loa thì các tua sẽ dính vào nhau hoặc tại phần vòi trứng sau tua bị thu hẹp lại, điều này có thể tạo ra 3 trường hợp:

  • Loa không bắt được trứng.
  • Trứng không di chuyển được về phía tử cung.
  • Tinh trùng bị chặn và trứng cũng bị chặn nên không thể tiếp xúc, không thụ tinh.

Tắc vòi trứng đoạn loa ở vị trí khá xa so với âm đạo nên không hề dễ xử lý và đối phó như các đoạn tắc khác. Chính vì vậy khi phát hiện bị căn bệnh này, nữ giới nên đi khám và chữa trị sớm trước khi tình trạng trở nên xấu đi. Bất cứ ai cũng có khả năng bị tắc vòi trứng đoạn loa.

Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết tắc vòi trứng đoạn loa

Tắc vòi trứng và tắc vòi trứng đoạn loa là căn bệnh phụ khoa ảnh hưởng do các ổ viêm hình thành bởi vi khuẩn, nấm. Có thể hiểu rằng ổ viêm là “bãi chiến trường” giữa tế bào bạch cầu và vi khuẩn, nấm. Trong ổ viêm sẽ chứa các dịch, xác của tế bào bị tiêu diệt và gây ra tình trạng phù nề, sưng tấy.

Tắc vòi trứng đoạn loa do viêm nhiễm gây ra
Tắc vòi trứng đoạn loa do viêm nhiễm gây ra

Có rất nhiều lý do vi khuẩn, nấm, virus xâm nhập vào vòi trứng gây ra tình trạng tắc vòi trứng, ta có thể kể đến những nguyên nhân điển hình như:

  • Vấn đề trong vệ sinh vùng kín: Vùng kín rất nhạy cảm và dễ bị viêm nhiễm, khi vệ sinh vùng kín sai cách, vệ sinh không sạch sẽ thì rất dễ dẫn tới tình trạng vi khuẩn, nấm, virus tấn công. Từ đó vi khuẩn tấn công vòi trứng gây tắc vòi trứng đoạn loa.
  • Vấn đề trong quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục không an toàn mang tới rất nhiều rủi ro cho phụ nữ đặc biệt nếu quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người. Không chỉ dễ viêm nhiễm vùng kín mà phụ nữ còn có thể mắc các bệnh lây qua đường tình dục có khả năng gây tắc vòi trứng rất cao như bệnh lậu.
  • Vấn đề hậu nạo, phá thai, sẩy thai: Khi nạo phá thai hay sẩy thai, bắt buộc phải sử dụng các dụng cụ chuyên dụng tác động trực tiếp tới tử cung. Quá trình này rất dễ gây nhiễm trùng nhất là khi thực hiện tại các cơ sở thiếu uy tín. Ngoài ra phụ nữ có tiền sử mang thai ngoài tử cung cũng có khả năng bị tắc vòi trứng rất cao.
  • Các bệnh lý trong tử cung: Khi tử cung xuất hiện những khối u gần vòi trứng cũng sẽ gây dồn ép vào vòi trứng. Bệnh lạc nội tử cung cũng khiến niêm mạc vòi trứng dày lên bất thường và khiến tắc nghẽn đoạn dài.
  • Các biến chứng của bệnh khác: Trường hợp này khá hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra, đó là biến chứng của các bệnh: viêm ruột thừa, lao ở khu vực gần buồng trứng hoặc lao buồng trứng/ cơ quan sinh dục, nhiễm trùng huyết,…

Như vậy tựu chung lại tắc vòi trứng đoạn loa 90% là do sự tấn công của các sinh vật ngoại lai. Không giống như nam giới, phụ nữ rất dễ bị tấn công do đặc điểm sinh lý của bộ phận sinh dục.

Vừa dễ bị bệnh, vừa dễ bị biến chứng tắc vòi, chính vì vậy, phụ nữ cần rất cẩn trọng khi có những dấu hiệu của viêm nhiễm phụ khoa đi kèm những dấu hiệu tắc vòi trứng đoạn loa như sau:

  • Sự bất thường trong chu kì kinh nguyệt: Tắc vòi tử cung ít khi gây ra mất kinh nhưng rối loạn kinh nguyệt thì có. Hãy để ý khi thường xuyên bị loạn nhịp kinh nguyệt, dịch máu ít hơn hoặc có cả dịch nhầy lạ tiết ra cùng hoặc máu bị đông đặc, có mùi khó chịu. Ngoài ra có thể xuất hiện thêm triệu chứng đau bụng dù trước đó không hề có.
  • Khó mang thai: Khó mang thai, vô sinh hoàn toàn có thể do tắc vòi trứng đoạn loa mà ra. Khi “thả” khoảng nửa năm mà không có dấu hiệu mang thai dù áp dụng nhiều phương pháp, cả hai cùng nên kiểm tra hệ thống cơ quan sinh sản vì rất có thể ta đang gặp một số rắc rối như tắc vòi trứng, tinh trùng yếu, đa nang buồng trứng,…
  • Đau phần bụng trái dưới hoặc bụng phải dưới ngay cả khi không ra hành kinh: Khi sự tắc nghẽn diễn ra lâu và nhiều dịch bị ứ đọng bên trong, phần vòi trứng có thể bị phình trướng gây đau đớn do đè vào các nội tạng, dây thần kinh trong cơ thể.
  • Giảm ham muốn quan hệ tình dục: Phụ nữ có thể cảm thấy khô rát, giảm ham muốn, đau và gặp khó khăn trong quá trình quan hệ tình dục.

Ngoài ra còn có thể gặp một số hiện tượng như sốt, mệt mỏi, người rệu rạo, ra nhiều dịch nhầy, tâm lý trở nên bất ổn, rối loạn tiêu hoá,… gây tắc vòi trứng đoạn loa.

Tắc vòi trứng đoạn loa có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Qua những thông tin trên ta thấy tắc vòi trứng đoạn loa có hiện tượng rất chung chung và khó đoán định. Chúng chỉ như cảm giác tăng nặng của kinh nguyệt hoặc những thay đổi nhỏ trong cơ thể. Chính vì vậy tắc vòi trứng rất khó phát hiện và có thể xuất hiện bất cứ lúc nào mà ta không hề hay biết.

Không những thế, tắc vòi trứng đoạn loa còn có sự liên quan mật thiết với 2 hiện tượng bất thường về sinh sản ở phụ nữ đó là: hiếm muộn – vô sinh và mang thai ngoài tử cung.

  • Hiếm muộn – vô sinh: Đây là hiện tượng trứng rất khó thụ thai hoặc không thể thụ thai. Thông thường tắc cả 2 bên vòi trứng sẽ gây ra hiện tượng này. Khi đó trứng và tinh trùng hoàn toàn không thể tiếp xúc hoặc có tiếp xúc nhưng bị tiêu biến ngay sau đó do không thể di chuyển được tới tử cung do ống dẫn trứng quá hẹp.
Tắc vòi trứng đoạn loa gây vô sinh hoặc mang thai ngoài tử cung
Tắc vòi trứng đoạn loa gây vô sinh hoặc mang thai ngoài tử cung
  • Mang thai ngoài tử cung: Đây là hiện tượng khá nguy hiểm và cần xử lý nhanh, kịp thời. Nếu tinh trùng và trứng xảy ra hiện tượng thụ tinh nhưng không thể di chuyển tới tử cung và làm tổ ngay ở vòi trứng đoạn loa thì rất có thể gây ra hiện tượng này. Khi không xử lý nhanh để trứng lớn thì sẽ gây ra vỡ vòi trứng và gây nguy hiểm tính mạng của người mẹ.

Như vậy, tắc vòi trứng khá nguy hiểm đối với phụ nữ do có khả năng vô sinh và mang thai ngoài tử cung rất cao. Theo nghiên cứu, 40 – 60% hiện tượng vô sinh ở nữ giới là do tắc vòi trứng gây ra.

Dẫu vậy, đây là bệnh có thể chữa trị và nên chữa trị sớm ngay từ khi phát hiện.

Phương pháp điều trị tắc vòi trứng đoạn loa hiệu quả

Khi bị tắc vòi trứng ta có thể sử dụng 3 phương pháp điều trị là tây y, đông y và mẹo chữa tự nhiên. Trong đó phương pháp Tây y sẽ mang tới hiệu quả trực tiếp và nhanh nhất.

Phương pháp Đông y thì an toàn hơn và giúp cải thiện đồng bộ các chức năng cơ thể. Còn phương pháp mẹo chữa tự nhiên thì nên áp dụng song song với 2 phương pháp trước đó để hỗ trợ.

Điều trị tắc vòi trứng đoạn loa với Tây y

Trong Tây y phải tùy vào tình trạng bệnh mới có thể xây dựng phác đồ điều trị hợp lý, thông thường sẽ áp dụng điều trị nội khoa và điều trị ngoại khoa. Để biết được tình trạng bệnh của bản thân cần được điều trị theo hướng nào tốt nhất, người bệnh phải thăm khám tại các cơ sở y tế trước.

Điều trị nội khoa:

  • Sử dụng các loại thuốc đặt chống viêm cho phụ nữ tại âm đạo để tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm.
  • Uống thuốc kháng sinh, tiêu diệt nấm để ức chế các sinh vật ngoại lai.
  • Uống thuốc giảm đau, giảm sưng viêm để điều trị các triệu chứng kèm theo.

Điều trị ngoại khoa:

  • Bơm hơi thông tắc vòi trứng đoạn loa dành cho trường hợp nhẹ nhưng không thể khắc phục bằng thuốc.
  • Phẫu thuật nội soi dành cho trường hợp nặng hơn với vị trí khó tiếp cận.
  • Phẫu thuật cắt nối ống dẫn trứng dành cho trường hợp nặng, niêm mạc gần như kết dính.

Áp dụng phương pháp ngoại khoa trong trường hợp bệnh có diễn tiến nặng, khó chữa, phức tạp và sử dụng thuốc không hiệu quả. Đối với trường hợp mang thai ngoài dạ con thì cần xử lý gấp phần trứng đã thụ tinh để trứng không phát triển gây nguy hiểm tới phụ nữ.

Chữa tắc vòi trứng đoạn loa bằng Đông y

Đông y quan niệm rằng bệnh chứng tắc vòi trứng đoạn loa bao gồm những chứng sau:

  • Uất khí, bế huyết, tử cung hư hàn: Bụng dưới không sinh nhiệt, hay bị đau, chu kì kinh nguyệt chậm và ít. Chứng này hay gặp ở phụ nữ nạo phá thai hoặc đã sinh con.
  • Đàm thấp: Chất lượng máu kinh kém và có mùi hôi, trong nước tiểu có nhiều cặn trắng. Hay gặp ở phụ nữ thừa cân béo phì.
  • Thấp ứ trệ: Dịch đọng nhiều trong ống dẫn trứng.
Đông y trong chữa tắc vòi trứng đoạn loa
Đông y trong chữa tắc vòi trứng đoạn loa

Hiểu nôm na là máu huyết, dịch tiết trong tử cung không thể lưu thông do tử cung nhiễm khuẩn, bị lạnh gây ra. Sau đó các dịch tiết, độc tố cũng không thể đẩy được ra ngoài dẫn tới tình trạng tắc dính thành vòi trứng.

Để chữa trị cho bệnh nhân tắc vòi trứng đoạn loa với Đông y, bác sĩ cần xác định tình trạng bệnh và tìm ra nguyên nhân. Từ đó xếp bệnh vào chứng phù hợp rồi lên bài thuốc cho từng bệnh nhân.

Những bài thuốc Đông y kết hợp từ nhiều loại dược liệu khác nhau nhưng hầu hết chúng đều sử dụng những dược liệu như:

  • Đẳng sâm: Giúp tăng lượng máu, điều trị lao buồng trứng.
  • Hoàng kỳ: Trị tử cung hư hàn, khí hư.
  • Cam thảo: Cân bằng nội tiết tố, kháng khuẩn, giải độc, thông kinh.
  • Xuyên khung: Phá huyết ứ, dịch ứ, giảm đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt.

Mẹo chữa tắc vòi trứng đoạn loa tại nhà

Với các mẹo chữa tại nhà, đây là các phương thức mang tính hỗ trợ điều trị bệnh là chính, ta nên áp dụng song song với phương pháp điều trị Đông hoặc Tây y để có kết quả nhanh hơn. Chị em phụ nữ có thể tham khảo các cách như sau:

  • Tránh xa các loại chất kích thích

Cai thuốc lá, đồ uống chứa cồn, chất kích thích để tăng khả năng rụng trứng và giảm viêm. Thuốc lá, đồ uống có cồn, chất kích thích chứa nhiều độc tố và ảnh hưởng trực tiếp tới buồng trứng, chu kì kinh nguyệt, chất lượng trứng và sự hồi phục của buồng trứng, tử cung giai đoạn hậu phẫu. Không chỉ vậy, những chất này cũng khiến cho thuốc mất đi một phần hoặc hoàn toàn tác dụng khiến quá trình điều trị càng thêm khó khăn.

  • Tập luyện các bài tập vừa sức

Thiền định, tập luyện các bài tập nhẹ nhàng để giảm căng thẳng giúp các chứng viêm nhiễm mau khỏi. Tập luyện thường xuyên giúp cơ thể tăng khả năng trao đổi chất, tăng chất lượng cho hệ miễn dịch và khiến máu huyết lưu thông.

Thiền định, luyện tập nhẹ nhàng giúp hỗ trợ chữa trị tắc vòi trứng đoạn loa
Thiền định, luyện tập nhẹ nhàng giúp hỗ trợ chữa trị tắc vòi trứng đoạn loa

Massage phần bụng dưới để máu huyết lưu thông, phá huỷ các mô sẹo, giảm tình trạng u xơ tử cung. Đặc biệt nên sử dụng dầu thầu dầu trong massage. Mỗi ngày bạn nên dành ra khoảng 30 phút và tác động nhẹ nhàng tới vùng bụng đang bị cứng bởi ứ dịch.

  • Thay đổi việc sử dụng băng vệ sinh

Chuyển sang sử dụng các loại băng vệ sinh thảo dược. Băng vệ sinh thảo dược có thể hỗ trợ giảm đi tình trạng viêm nhiễm âm đạo một cách nhẹ nhàng. Băng vệ sinh thảo dược cũng có mùi dễ chịu giúp làm giảm đi mùi hôi do dịch tiết ra.

  • Sử dụng các thảo dược dân gian điều trị

Uống Bạch Chỉ mỗi ngày. Bạch chỉ là loại cây có khả năng giúp máu huyết lưu thông, giảm đi tình trạng đọng máu, huyết ứ và chuột rút ở phụ nữ. Mỗi ngày chỉ cần uống một bát nước cốt đun từ 1 nắm lá với nước sôi khi ấm là tình trạng rối loạn kinh và tắc nghẽn tắc vòi trứng sẽ thuyên giảm

Uống Lá mâm xôi khô thay trà. Lá mâm xôi khô là một trong những thảo dược dân gian giúp làm khai thông huyết ứ, giảm nhiệt, giảm viêm trong cơ thể. Mỗi ngày sử dụng một nhúm lá khô hãm với nước uống thay trà là có thể nhận được các tác dụng tích cực của lá.

Phòng ngừa tắc vòi trứng như thế nào đúng cách?

Vì tắc vòi trứng đoạn loa rất nguy hiểm và gây nhiều khó khăn cho người bệnh nên việc phòng ngừa là vô cùng quan trọng. Bất cứ ai cũng có thể bị bệnh tắc vòi trứng đoạn loa nếu không kịp thời xây dựng các biện pháp như sau:

  • Quan hệ tình dục an toàn, nên chung thuỷ với một bạn tình, tránh quan hệ các tư thế thô bạo ảnh hưởng tới tử cung.
  • Luôn vệ sinh vùng kín sạch sẽ có thể dùng nước muối loãng hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ có độ pH cân bằng.
  • Không sử dụng quần lót ẩm ướt nên chọn loại thoáng mát đặc biệt vào mùa hè, mùa xuân khi các vi khuẩn hoạt động mạnh.
  • Nên đi khám tổng quát định kỳ để nắm rõ tình trạng sức khoẻ, tình trạng tử cung buồng trứng.
  • Hạn chế nạo hút thai, trong trường hợp bắt buộc phải thực hiện từ sớm tại các bệnh viện uy tín, nói không với các phòng khám chui, không có giấy phép hoạt động.
  • Chú ý tới thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Nên ăn các loại thực phẩm nhiều xơ, nhiều vitamin và tránh các loại đồ ăn nhanh, thức uống có cồn. Nên vận động nhẹ nhàng mỗi ngày không để cơ thể trì trệ.
  • Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, chất lượng kinh nguyệt và nước tiểu.

Trên đây là những thông tin về bệnh tắc vòi trứng đoạn loa ở phụ nữ. Đây là căn bệnh khá nguy hiểm với vị trí khá phức tạp. Người bệnh cần chữa trị ngay khi phát hiện những dấu hiệu ban đầu. Để càng lâu, khả năng vô sinh hay mang thai ngoài tử cung càng cao.

Click đọc ngay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *