Bị ngứa da là bệnh gì? Nguyên nhân, cách chữa trị và phòng ngừa hiệu quả

Ngứa da là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc một số bệnh lý nguy hiểm. Vậy làm thế nào để phòng ngừa và điều trị hiệu quả triệu chứng này. Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa tình trạng ngứa da phổ biến nhất hiện nay.

Bị ngứa da là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh

Ngứa da thực chất không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà thời gian cơn ngứa sẽ dài, ngắn khác nhau.

Tình trạng ngứa da có thể xuất hiện ở một vị trí nhất định như cổ, tay, chân, lưng… hoặc lan rộng ra khắp cơ thể, gây khó chịu cho người bệnh.

Hình ảnh ngứa da
Hình ảnh ngứa da

Tình trạng ngứa da bùng phát có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: mắc các bệnh bên trong (gan, thận); mắc các bệnh về da (Mề đay, ghẻ,..); do dị ứng, nội tiết tố thay đổi.

Mắc các bệnh da liễu

Một số bệnh da liễu có thể gây ra tình trạng ngứa da, có thể kể đến như:

Nổi mề đay

Bệnh mề đay là một trong những nguyên nhân gây ngứa da điển hình nhất. Khi bị mề đay làm da của người bệnh sẽ xuất hiện các nốt hoặc mảng sần đỏ với kích thước to nhỏ khác nhau, gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh mề đay gồm hai giai đoạn cấp tính và mãn tính. Với trường hợp khởi phát bệnh có thể tự hết sau một thời gian, tuy nhiên nếu để tiến triển thành mãn tính thì có thể mất vài tháng thậm chí là một năm để điều trị.

Nổi mề đay là một trong những nguyên nhân gây xuất hiện những cơn ngứa da kéo dài
Nổi mề đay là một trong những nguyên nhân gây xuất hiện những cơn ngứa da kéo dài

Dị ứng da

Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng ngứa da. Dị ứng sẽ làm cho làn da bị phát ban, xuất hiện các mụn nước, vết sưng. Người bệnh có thể bị dị ứng thực phẩm, dị ứng mỹ phẩm, dị ứng thuốc,..

Khô da

Là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phần lớn các trường hợp ngứa da. Nếu thấy cơ thể xuất hiện tình trạng ngứa da mà không thấy xuất hiện mẩn đỏ hoặc làn da có thay đổi đột ngột gì thì có thể bạn bị ngứa do da khô.

Tình trạng khô da sẽ làm da trở nên sần sùi, bong tróc, nứt nẻ và gây ngứa quá phát. Nguy hiểm hơn là các vết nứt do da khô có thể tạo điều kiện để các vi khuẩn xâm nhập và gây hại cho cơ thể. Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng da khô như: thời tiết quá nóng, hoặc quá lạnh, độ ẩm thấp,…

Bệnh chàm

Dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh chàm là ngứa ngáy dữ dội, khô da,.. Ngoài ra, người bệnh có thể thấy xuất hiện kèm theo triệu chứng da bị khô, bong tróc, mẩn đỏ mất thẩm mỹ.

Bệnh để lâu có thể gây bứt rứt, khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.

Bệnh vảy nến

Khi bị vảy nến, người bệnh sẽ xuất hiện các mảng da đỏ, đóng vảy trắng đục. Khi gãi lớp vảy này sẽ bong tróc và rơi ra ngoài. Bệnh vảy nến có tốc độ lan nhanh chóng và cơn ngứa rất dữ dội.

Vảy nến gây ra cảm giác ngứa ngáy, bứt dứt cho người bệnh
Vảy nến gây ra cảm giác ngứa ngáy, bứt dứt cho người bệnh

Bệnh ghẻ

Ghẻ cũng là một trong những bệnh gây ngứa da. Bệnh do ký sinh trùng ghẻ cái gây ra, thường gặp ở những nơi có điều kiện sinh hoạt thấp, đông đúc, thiếu vệ sinh… Ghẻ sẽ khiến ngứa rát tại các bộ phận bị bệnh như: kẽ tay, kẽ chân, bẹn,..

Nấm da

Ngoài bệnh ghẻ, vảy nến, chàm,… thì nấm cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa da. Các bệnh nấm da có thể kể đến như: hắc lào, lang ben,… Tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh mà triệu chứng nhận biết sẽ khác nhau

Mắc các bệnh lý bên trong

Ngoài nguyên nhân do mắc các bệnh lý về da thì khi gặp tình trạng ngứa da rất có thể cơ thể bạn đang mắc một trong những bệnh lý sau:

Bệnh gan, thận

Thận và gan là được mệnh danh là 2 bộ lọc quan trọng của cơ thể, giúp đào thải độc tố ra ngoài. Nếu hai cơ quan này bị bệnh, sẽ khiến quá trình thải độc của cơ thể bị suy giảm, độc tố lâu ngày không được đào thải sẽ tích tụ gây ra tình trạng ngứa ngáy, nổi mụn,…

Bệnh về máu

Các bệnh lý về máu như: đa hồng cầu, sản tủy cũng là nguyên nhân chính khiến ngứa da, khô da, nổi mẩn do quá trình tuần hoàn máu bị rối loạn.

Mắc các bệnh về máu sẽ khiến người bệnh bị khô da, nứt nẻ
Mắc các bệnh về máu sẽ khiến người bệnh bị khô da, nứt nẻ

Bệnh tiểu đường

Ngứa da là dấu hiệu đặc trưng của những bệnh nhân tiểu đường. Khi đường huyết lên cao sẽ làm cho các mạch máu lớn, nhỏ bị tổn thương khiến quá trình vận chuyển máu đến các tế bào da bị ảnh hưởng. Lâu ngày, da sẽ thiếu dưỡng chất, khô da, ngứa da.

Bệnh bạch huyết

Triệu chứng ngứa da sẽ ngày càng trở nên dữ dội khi các bạch huyết càng ngày càng lớn.

Bệnh cường giáp/ suy giáp

Tuyến giáp là bộ phận quan trọng giúp điều hòa nội tiết và quá trình trao đổi chất của con người. Khi tuyến giáp bị ảnh hưởng, cơ thể sẽ xuất hiện các tình trạng như: ngứa da, rối loạn kinh nguyệt, suy giảm sinh lý,…

Nhiễm virus

Ngứa da cũng có thể là hệ quả của việc nhiễm các virus lây nhiễm như: lâu, giang mai, HIV,…

Nhiễm giun sán

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bị ngứa da là do bị nhiễm giun sán. Các loại ký sinh trùng này sẽ tiết độc ra cơ thể khiến là da bị kích ứng, khó chịu. Dấu hiệu ngứa da do giun sán thường thể hiện rõ nhất vào ban đêm, và tại vùng hậu môn. Vì đây là thời điểm giun sán chui xuống đẻ trứng tại hậu môn.

Ngứa da do một số nguyên nhân khách quan khác

Ngoài việc mắc các bệnh về da hoặc các bệnh bên trong cơ thể, thì ngứa da còn có thể do các nguyên nhân sau:

  • Do nội tiết tố thay đổi: Nội tiết tố thay đổi đột ngột ở những đối tượng như: phụ nữ mang thai, tuổi dậy thì,.. cũng là nguyên nhân gây bùng phát tình trạng ngứa da, nổi mụn nhọt, mụn nước.
  • Căng thẳng, stress: Nếu thường xuyên để cơ thể căng thẳng, stress kéo dài sẽ khiến cho cơ thể tự sản sinh ra các độ tố làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của tế bào dưới da, từ đó khiến xuất hiện tình trạng nổi mẩn đỏ và ngứa da.
Tình trạng stress kéo dài sẽ khiến quá trình trao đổi chất của tế bào da bị ảnh hưởng, khiến da khô, ngứa.
Tình trạng streess kéo dài sẽ khiến quá trình trao đổi chất của tế bào da bị ảnh hưởng, khiến da khô, ngứa.
  • Thời tiết oi bức: Thời tiết nắng nóng, oi bức khiến cơ thể mất nước nhiều. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ, sẽ gây ra tình trạng bít lỗ chân lông, gây bứt rứt, châm chích và ngứa da cơ thể.
  • Do côn trùng cắn: Đây là nguyên nhân chính làm xuất hiện tình trạng ngứa da tại một bộ phận nhất định trên cơ thể. Ngoài triệu chứng sưng, đỏ thì tại các vết cắn của côn trùng còn khiến người bệnh thấy ngứa ngáy, khó chịu.

Dấu hiệu nhận biết ngứa da

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần chỉ ra các dấu hiệu để nhận biết tình trạng ngứa da như sau:

  • Ngứa ngáy khó chịu: Lúc này cơ thể sẽ cảm thấy ngứa ngáy, châm chích khó chịu. Cơn ngứa có thể là những cơn ngắn, hoặc kéo dài liên tục. Khi xuất hiện tình trạng này, người bệnh nên hạn chế dùng tay để gãi, vì chúng sẽ làm tổn thương da, thậm chí gây viêm nhiễm nếu tay không sạch sẽ.
  • Nổi mẩn đỏ: Cùng với việc ngứa ngáy, khó chịu người bệnh sẽ xuất hiện các nốt mẩn màu đỏ với các kích thước to, nhỏ khác nhau. Chúng có thể xuất hiện ở tay, chân, cổ hoặc ở nhiều nơi trên cơ thể.
  • Nổi mụn nước: Bên cạnh nổi mẩn đỏ, một số bệnh nhân sẽ xuất hiện những mụn nước nhỏ mọc rải rác trên cơ thể hoặc tập trung tại tay, chân, lưng,… Tuyệt đối không dùng tay để gãi vì chúng sẽ khiến các nốt mụn nước vỡ ra, khiến các bệnh về da nặng hơn.
  • Ngoài ra người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng kèm theo như phát ban, da khô bong tróc, sưng nề, chảy dịch,…

Đối tượng nào dễ bị ngứa da?

Theo bác sĩ Nhuần, ngứa da có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên, dưới đây là những đối tượng dễ bị tình trạng ngứa da nhất:

  • Trẻ em, người già, những người có hệ miễn dịch kém là đối tượng dễ bị ngứa da nhất. Do cơ thể dễ bị tác động bởi những tác nhân có hại bên ngoài. Đặc biệt làn da của trẻ em rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng.
  • Phụ nữ mang thai: Đối tượng này thường bị tình trạng ngứa da ở lòng bàn chân hoặc bàn tay do tình trạng hormone thay đổi đột ngột
  • Người mắc các bệnh lý về tiểu đường, gan, thận, tuyến giáp,…
  • Người mắc các bệnh lý xã hội như: HIV, giang mai,…
  • Những người sinh sống và làm việc tại môi trường ô nhiễm, bụi bẩn và nhiều hóa chất cũng có nguy cơ bị ngứa da cao hơn người bình thường.
  • Những người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng
Phụ nữ mang thai và trẻ em là một trong những đối tượng dễ bị tình trạng dị ứng và ngứa da nhất
Phụ nữ mang thai và trẻ em là một trong những đối tượng dễ bị tình trạng dị ứng và ngứa da nhất

Các cách điều trị ngứa da hiệu quả

Tình trạng ngứa da có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, để có phương pháp điều trị phù hợp người bệnh nên đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và hướng dẫn điều trị đúng cách. Người bệnh có thể tham khảo một số cách điều trị ngứa da dưới đây.

Điều trị ngứa da do Tây y

Tùy thuộc vào nguyên nhân bị bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh những nhóm thuốc tương ứng:

  • Thuốc kháng histamin: Đây là nhóm thuốc thường được chỉ định để điều trị tình trạng ngứa da. Nhóm thuốc này giúp giảm kích ứng cho da, bớt ngứa da hiệu quả. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc kháng histamin không đúng liều lượng có thể gây ra một số tác dụng phụ như: buồn nôn, buồn ngủ, chóng mặt, ho, táo bón,….Một số thuốc kháng histamin thường được chỉ định như: Loratadine, Fexofenadine, Cetirizine
  • Thuốc Corticosteroid: Đối với tình trạng ngứa da dữ dội, các nhóm thuốc kháng histamin không có tác dụng bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh thuốc Corticosteroid. Việc lạm dụng quá nhiều loại thuốc này cũng sẽ có tác dụng phụ với người bệnh như: tăng huyết áp, tăng cân, loãng xương thậm chí nặng hơn là gây đục thủy tinh thể, tăng lượng đường trong máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng,…
  • Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp người bệnh bị ngứa da do nhiễm trùng hoặc nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định thêm nhóm thuốc kháng sinh để điều trị. Hiện tại Aczone là thuốc kháng sinh được chỉ định nhiều nhất trong điều trị ngứa da, dị ứng, nổi mề đay,…
  • Kem dưỡng ẩm: Ngoài thuốc uống khi điều trị ngứa da bác sĩ có thể kê cho người bệnh kem bôi dưỡng ẩm. Giúp cấp nước, làm dịu da, giảm kích ứng, đỏ rát cho da, từ đó khắc phục hiệu quả tình trạng nứt nẻ, ngứa da.
Thuốc Tây sẽ tác động sâu vào các nguyên nhân gây ngứa da, giúp cải thiện nhanh chóng
Thuốc Tây sẽ tác động sâu vào các nguyên nhân gây ngứa da, giúp cải thiện nhanh chóng

Điều trị ngứa da tại nhà bằng mẹo

Ngoài việc dùng Thuốc Tây, người bệnh có thể tự điều trị ngứa da tại nhà bằng các biện pháp dân gian đơn giản, dễ thực hiện sau.

Chườm đá lạnh

Để giảm bớt tình trạng ngứa da, khó chịu người bệnh có thể dùng đá lạnh để chườm. Việc làm này sẽ giúp làm tê liệt hệ thống dây thần kinh dưới da, giảm bớt tình trạng ngứa, châm chích dưới da.

  • Cách thực hiện: Lấy một tấm vải mỏng hoặc sử dụng túi chườm để bọc 2-3 viên đá lạnh. Sau đó chườm nhẹ lên vùng da bị ngứa, nổi mẩn khoảng 10-15 phút. Người bệnh có thể thực hiện nhiều lần trong ngày để giảm bớt tình trạng khó chịu cho da.
  • Lưu ý: Vệ sinh sạch sẽ tấm vải và túi chườm trước khi sử dụng để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.

Sử dụng nha đam

Nha đam với nổi tiếng với công dụng làm đẹp da hiệu quả. Các hoạt chất có trong nha đam giúp cấp ẩm, làm dịu da, giảm bớt tình trạng ngứa da, mẩn đỏ cho người dùng. Nhờ công dụng đó nên nha đam thường được sử dụng để điều trị tình trạng ngứa da ngay tại nhà.

  • Cách thực hiện: Chuẩn bị 1-2 lá nha đam, đem rửa sạch, bóc lớp vỏ xanh bên ngoài, chỉ lấy phần thịt trắng bên trong. Sau đó, dùng phần thịt nha đam bôi lên vùng da bị mẩn ngứa, sẽ giúp làm mát da, dịu bớt tình trạng ngứa da.
Phần thịt trắng của nha đam sẽ giúp giảm kích ứng, cấp ẩm cho da hiệu quả
Phần thịt trắng của nha đam sẽ giúp giảm kích ứng, cấp ẩm cho da hiệu quả

Sử dụng trà xanh

Trà xanh có công dụng diệt khuẩn, nấm và chống viêm rất tốt, thích hợp điều trị các bệnh về da. Khi ngứa da người bệnh có thể tắm nước trà xanh mỗi ngày để giảm bớt khó chịu.

  • Cách thực hiện: Lấy một nắm trà xanh đem đun sôi với nước. Sau đó dùng nước trà xanh để rửa vùng da bị mẩn ngứa, hoặc có thể dùng nước trà xanh để tắm. Người bệnh nên thực hiện liên tục trong 3-5 ngày để giảm bớt tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.

Tắm lá cây hương nhu

Các tinh dầu của hương như: thymol, camphor,…có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm và giảm bớt kích ứng cho da. Người bệnh có thể sử dụng lá cây hương nhu để điều trị tình trạng ngứa da theo cách dưới đây.

  • Cách thực hiện: Lấy một nắm lá hương nhu, ngâm với muối khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại với nước. Dùng lá hương nhu chà trực tiếp lên vùng da mẩn ngứa để giảm khó chịu. Ngoài ra người bệnh cũng có thể dùng lá hương nhu nấu thành nước tắm hàng ngày.

Giấm táo

Với lượng axit dồi dào giúp sát khuẩn, chống viêm tốt. Giấm táo chính là một trong những sự lựa chọn lí tưởng cho những người đang gặp tình trạng ngứa da.

  • Cách thực hiện: Pha giấm táo với nước theo tỉ lệ bằng nhau. Sau đó, lấy bông tẩm dung dịch này và bôi lên các vùng da bị ngứa, để giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh về da. Lưu ý: Người bệnh tuyệt đối không bôi giấm táo trực tiếp lên các vùng da bị đang có vết thương hở tránh tình trạng bỏng rát, chảy máu.
Giấm táo giúp tiêu diệt nhanh các loại vi khuẩn, virus, nấm gây viêm nhiễm trên da
Giấm táo giúp tiêu diệt nhanh các loại vi khuẩn, virus, nấm gây viêm nhiễm trên da

Ngứa da nên ăn gì, kiêng gì

Theo các chuyên gia, tình trạng ngứa da hoàn toàn có thể cải thiện và giảm bớt nếu có một chế độ ăn thích hợp. Người bệnh nên lưu ý những nhóm thực phẩm dưới đây để góp phần hỗ trợ quá trình điều trị tình trạng ngứa da cho mình.

Nhóm thực phẩm người ngứa da nên ăn

  • Tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây: Đây là nhóm thực phẩm người ngứa da cần bổ sung hàng đầu. Bởi các loại rau xanh, trái cây rất giàu vitamin A, E, B và các chất xơ giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, cải thiện tình trạng viêm nhiễm tốt. Mặt khác các loại thực phẩm này còn cung cấp khoáng chất cho cơ thể, giúp khắc phục tình trạng khô da, da tiết mồ hôi nhiều,…ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm, bít tắc lỗ chân lông, ngứa da.
  • Nhóm thực phẩm giàu giàu Omega 3: Nhóm thực phẩm này sẽ giúp chuyển hóa và đào thải các chất độc hại, cải thiện các triệu chứng ngứa da, nổi mẩn hiệu quả. Một số thực phẩm giàu Omega 3, người bệnh có thể tham khảo như: cá hồi, óc chó,…
  • Tăng cường sử dụng những nhóm thực phẩm có tính kháng khuẩn, chống viêm tốt như: tỏi, hành, nghệ, mật ong,…
Những người ngứa da nên tăng cường bổ sung rau xanh, giúp cấp ẩm cho da, bớt kích ứng
Những người ngứa da nên tăng cường bổ sung rau xanh, giúp cấp ẩm cho da, bớt kích ứng

Nhóm thực phẩm người ngứa da tuyệt đối nên kiêng

Nếu như những nhóm thực phẩm trên giúp quá trình điều trị ngứa da sớm đạt kết quả. Thì những thực phẩm dưới đây sẽ khiến tình trạng nổi mẩn, châm chích, ngứa ngáy càng thêm nặng hơn.

  • Kiêng ăn đồ hải sản như tôm, cua, sò,…Đây là nhóm thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, tốt cho cơ thể tuy nhiên chúng lại không thích hợp với những người bị ngứa da. Bởi nhóm thực phẩm này có thể sản sinh ra một số hoạt chất có hại, khiến tình trạng dị ứng, mẩn đỏ dưới da thêm trầm trọng.
  • Hạn chế những đồ chế biến sẵn, đồ chiên rán: Nhóm thực phẩm này chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản và dầu mỡ,.. làm quá trình thải độc của gan, thận bị ảnh hưởng. Điều này có thể gây ra tình trạng ngứa da, nổi mụn nếu duy trì trong thời gian dài.
  • Những chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá cũng là nhóm thực phẩm người ngứa da nên hạn chế.
Đồ chiên rán chứa nhiều dầu mỡ là nhóm thực phẩm không tốt cho tình trạng ngứa da
Đồ chiên rán chứa nhiều dầu mỡ là nhóm thực phẩm không tốt cho tình trạng ngứa da

Bị ngứa da khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Ngứa da chính là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc một số bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan khi thấy xuất hiện triệu chứng này:

  • Tình trạng ngứa da, nổi mẩn kéo dài liên tục trên 2 tuần và không thấy thuyên giảm. Các cơn ngứa xuất hiện liên tục gây ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống.
  • Áp dụng các biện pháp trị ngứa da tại nhà nhưng không hiệu quả. Ngược lại da càng nổi đỏ, sưng tấy và có dấu hiệu của viêm nhiễm
  • Đặc biệt khi thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng: ngứa da kèm sốt cao, mệt mỏi, đau nhức toàn thân
Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng trên, người bệnh nên đi gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng trên, người bệnh nên đi gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Trong trường hợp xuất hiện các triệu chứng trên, tốt nhất người bệnh nên đi gặp bác sĩ sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cách phòng ngừa ngứa da hiệu quả

Người bệnh hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa tình trạng ngứa da, thông qua một số biện pháp sau:

  • Thường xuyên uống các loại trà thanh nhiệt, thải độc cho cơ thể.
  • Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tuyệt đối không sử dụng kem trộn, chúng sẽ làm tổn thương da và khiến da bị mẩn đỏ, ngứa ngáy.
  • Chọn xà phòng, sữa tắm,.. có tình tẩy rửa nhẹ để tránh kích ứng cho da.
  • Bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể, tránh tình trạng khô da, nứt nẻ da.
  • Đeo khẩu trang khi đi ra đường, mặc quần áo bảo hộ nếu phải làm việc trong môi trường độc hại có hóa chất
  • Tránh xa các tác nhân dị ứng như: phấn hoa, lông động vật,… vì chúng có thể khiến cho làn da của bạn bị dị ứng, nổi mẩn và ngứa da.
  • Vệ sinh thân thể sạch sẽ, tránh tình trạng mồ hôi ra nhiều, tích tụ và gây bít tắc lỗ chân lông, lâu ngày gây viêm nhiễm da.
  • Lựa chọn những trang phục làm từ cotton để thay thế cho những trang phục làm từ len, dạ nhằm hạn chế kích ứng cho da.
  • Tuyệt đối không dùng tay gãi lên các vùng da ngứa vì sẽ khiến da bị tổn thương, tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn,nấm, virus xâm nhập và gây bệnh ngoài da.

Hầu hết các tình trạng ngứa da đều được điều trị khỏi nếu được xác định chính xác nguyên nhân. Vì vậy, nếu có thể xuất hiện mẩn đỏ, ngứa ngáy, mụn nước,… người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được khám và cho lời khuyên thích hợp. Tuyệt đối, người bệnh không ý thay đổi liều dùng đơn thuốc hoặc tự ý mua thuốc bên ngoài dùng. Vì chúng sẽ có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn và khiến quá trình điều trị ngứa da gặp khó khăn hơn rất nhiều.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Chuyên khoa

Bình luận (0)

  1. Bích hạnh says: Trả lời

    Dì mình nhiều lúc bỗng dưng cả người bị ngứa rần cả lên giống kiến cắn vậy, dù đã nhịn nhưng chịu không nổi nên vẫn gãi và để lại nhiều thâm sẹo. Dì đi test thì phát hiện ra bị bệnh gan và được bác sĩ kê cho thuốc về uống để tạm thời giảm bớt triệu chứng ngứa, nhưng càng uống thì men gan cao, lại càng ngứa thêm, dì đang muốn đổi sang thuốc đông y an bì thang để chữa nên mình cũng muốn tìm hiểu thêm về thuốc này, mong mọi người giúp đỡ

    1. Hương Nga 1977 says: Trả lời

      Bi nổi ngứa do bệnh gan thì nên hạn chế uống kháng sinh bạn ạ, vì men gan tăng thì gan càng yếu, gan yếu thì độc tố không thải ra ngoài được và càng phát ra ngoài da gây ngứa hơn, nên chuyển qua đông y uống là cách an toàn đó

    2. Quỳnh Tuệ says: Trả lời

      Bố tớ bị nóng gan đang nên phát ra ngoài, ngứa, nổi mẩn, viêm da, đang dùng thuốc này đây nek, thấy ổn lắm bạn ạ, mới dùng được 1 tháng đã thấy bớt ngứa rồi, vẫn đang theo dõi thêm

    3. Châu Diệp says: Trả lời

      Thuốc tây thì dăm bữa nửa tháng lại tái phát mà uống nhiều thì lại nóng gan nên mình đang muốn chuyển đông y. Mình cũng tính dùng thuốc này nên đang tìm thêm ít thông tin đây,

    4. Trần Tuyết Thảo says: Trả lời

      Thuốc này ổn bạn ạ, tớ bị nổi ngứa ngòai da, ửng đỏ khó chịu lắm, uống mấy đợt thuốc tây không hết những uống an bì thang này thì khỏi đó bạn, bạn tham khảo thêm thông tin về hiệu quả thuốc trong bài này nha https://centerforhealthreporting.org/bai-thuoc-an-bi-thang-dac-tri-viem-da-duoc-hang-ngan-nguoi-tin-dung-19240.html

    5. Ngọc Đông says: Trả lời

      Thuốc uống hay thuốc bôi ngoài da vậy bác ơi, tôi cũn bị nổi mẩn ngứa, châm chích da nhiều

      1. Trần Tuyết Thảo says: Trả lời

        Thuốc an bì thang có cả uống giải độc tiêu viêm, loại bôi cao bôi ngoài và thuốc đặc trị viêm da về nấu tắm nữa em nhé. Mấy cái bệnh viêm da mà ngứa da thường xuyên thì nên dùng cả thuốc uống chứ dùng thuốc bôi không khỏi được dứt điểm là vì lẽ đó

  2. Kiều Lan says: Trả lời

    Bị viêm ngứa, nổi mẩn đỏ, da khô sần sùi thì có bài thuốc dân gian nào trị khỏi không

    1. Lưu Yến Trâm says: Trả lời

      Thỉnh thoảng tui bị ngứa là mẹ tui hay lấy rau húng quế xay nhuyễn, thêm mật ong vào rồi bôi lên da, thấy mát với kháng viêm trị ngứa tốt lắm nha

    2. Hồng Nhã says: Trả lời

      Mua lá chè xanh về rửa sạch bằng nước muối rồi vò nhẹ cho dễ ra tinh chất, rồi bỏ vào nồi nấu với khoảng 2 lít nước khonag 10-15p cho ra chè, nhắc xuống pha loãng và độ ấm hâm hẩm rồi tắm hằng ngày. Qua 1-2 tuần bạn sẽ thấy da bớt ngứa là lành dần đấy

    3. Đỗ Lê Phương Tường says: Trả lời

      Xay rau má lọc nước ra uống bạn, thường bị nổi ngứa là do nóng trong đấy, uống rau má mát lắm

    4. Lệ Linh says: Trả lời

      Nhà tôi mà có người bị ngứa đều áp dụng theo bài này, trăm trận trăm tháng nhé, cái này là bài thuốc dân gian các cụ để lại nhé. Lấy kinh giới và bèo cái mỗi loại 30g, nhặt sạch cắt rễ, ngâm trong nước muối. Sau đó cho hết vào nồi sắc với độ 1 lít nước tới khi nước cạn còn một nửa thì chắt ra uống. Phần bã đêm nấu với khoảng 2-3 lít nước đem xông để thải độc. Bạn thử làm bài này đi, cả uống trong trị ngoài đấy, rất hiệu quả luôn

    5. Đào Thanh Bích says: Trả lời

      Nói thật là mấy bài dân gian này ai kiểu bị ít hoặc là mới bị thì chữa cũng hiệu quả đó, chứ cơ bản mà nó xuất ra từ trong người hoặc mạn tính rồi thì không tác dụng bao nhiêu đâu

      1. Nhã Trinh says: Trả lời

        Công nhận luôn, tui cũng đủ bài nào lá ổi, lá trầu, lá chè, rau sam, rau má… mà cái kiểu đã bị là vẫn bị tiếp thôi chứ không khỏi. Thuốc kháng sinh uống cả nùi không thiếu bữa nào vậy mà chưa khỏi được, chán dễ sợ

      2. Trần Phan Thảo Chi says: Trả lời

        Thuốc kháng sinh không nên uống nhiều đâu em, dễ nóng gan, hại thận và uống lâu ngày dễ bị lờn thuốc. Nếu muốn trị bằng thuốc thì nên uống thuốc nam là tốt nhất nhé

  3. Đình Phong says: Trả lời

    Tôi bị bệnh chàm đã 5,6 năm, da nồi sần ngứa và khô cứng, tôi tính dùng thuốc an bì thang để trị, xin được tư vấn thêm

    1. Thiện Long says: Trả lời

      Không biết người khác thế nào chứ tôi dùng thuốc này thấy rất tốt, hiệu quả cao, dùng được 2 tháng thì khỏi chàm và tới nay đã hơn 6 tháng không thấy vùng da chàm bị khô ngứa trở lại

      1. Mai ĐỨc Tùng says: Trả lời

        Thuốc này mình thấy có 3 loại, nghĩa là ví dụ ngứa do yếu tố bên ngoài thì mua thuốc bôi, còn do gan thận bên trong thì mua thuốc uống hay sao bác

      2. Lê Nhật Bo says: Trả lời

        Đâu phải thế đâu bác, dù yếu tố ngoài hay trong thì lúc cơ thể bị ngứa tức là hệ miễn dịch của cụ đang bị yếu đi, không thải được độc nên nó mới phát ra bên ngoài. Cụ phải dùng cả uống trong và tắm bôi ngoài mới đạt được hiệu quả, dùng 1 loại chỉ giúp giảm ngứa da bên ngoài và bệnh vẫn sẽ tái phát lại

      3. Đăng Khôi says: Trả lời

        Nghĩa là dùng cả tắm, bôi, uống thì không bị tái lại đúng không ạ

      4. Khánh An Nguyễn says: Trả lời

        Nếu cụ tuân thủ theo đúng lời dặn của bác sĩ về cách ăn uống, phòng ngừa thì không bị lại đâu. Tôi trị khỏi chàm, viêm ngứa da bằng an bì thang cách đây 3 năm rồi, từ đó đến giờ sinh hoạt, ăn uống hợp lý nên không hề bị lại lần nào cả nhé. Cụ tham khảo thêm thông tin trên mạng hay fb nhé, tôi không biết diễn đạt nên nói không rõ ràng hết được

      5. Tuấn Khang says: Trả lời

        Thuốc đông y thì tốt khỏi bàn rồi, trị được tận gốc bên trong, mà nói thiệt chớ nghĩ tới phải sắc thuốc lích kích nhác thí mồ

      6. Chí Thiện says: Trả lời

        Thuốc này có cần phải sắc đâu ạ, thuốc uống dạng viên cao được đóng vào trong một cái túi, mỗi lần dùng chỉ cần lấy 2 viên khuấy nước uống sau khi ăn sáng và ăn tối 30p thôi ạ

      7. Phú Vinh says: Trả lời

        mình bị chàm ở khuỷu tay, nếp gấp, đầu gối, da sẫm màu, sần sùi ngứa và nhiều lúc cứ cảm giác căng đau ấy. mình cũng thử thuốc thang, khám ở bệnh viện da liễu trung ương được kê nào thuốc kháng sinh uống, nào thuốc bôi, nào thuốc bổ sung thêm mà lúc dùng thì thấy đỡ, ngừng thuốc là đâu lại vào đấy. mình khổ sở cũng 4,5 năm chạy chữa nhiều nơi, ai mách đâu cũng đi. xong đợt rồi có đứa bạn mách chỗ trung tâm da liễu đông y việt nam, mình cũng định bụng đi đợt này nữa không được thôi sống chung luôn chứ nản lắm rồi. ấy vậy mà lúc đến khám thấy bác sĩ hỏi han tận tình, kỹ càng và thoải mái hơn mấy chỗ khác mình thấy cũng dễ chịu hơn. bác sĩ hỏi han rồi kê cho thuốc an bì thang, dặn là loại an bì thang đặc trị viêm da về lấy 3 gói nấu với 1l nước pha loãng ra tắm 2 lần/ngày, thuốc an bì thang trong lọ thủy tinh là loại cao bôi, mỗi ngày tắm xong thì bôi 1 lớp mỏng lên chỗ bị chàm và thuốc an bì thang giải độc tiêu viêm uống sau ăn 30 phút, cho vào nước để tan rồi uống thôi. mình dùng thuốc vậy được 2 tuần thấy da bắt đầu đỡ đỏ và khô ngứa hơn, thấy cũng hy vọng nên dùng cho hết tháng và lúc này da đã đỡ ngứa rất nhiều rồi, các vùng da chàm có dấu hiệu kết da non. mình dùng thêm tháng thứ 2 thì da bắt đầu hồi phục rất tốt và hết tháng thứ 3 thì mình khỏi hẳn bệnh chàm luôn. Mình tưởng bệnh này mãi không khỏi thì may mắn lại khỏi

  4. Tường Minh says: Trả lời

    Tôi bị mề đay gây ngứa người, đang có nhu cầu sử dụng thuốc an bì thang, cần tư vấn thêm về chi phí, thời gian sử dụng có lâu không và những tác dụng phụ khi dùng thuốc

    1. Hữu Sơn_môi trường says: Trả lời

      Về khoảng chi phí có thể dao động trong tầm 3 triệu mỗi tháng bạn nhé, cụ thể trường hợp của bạn thì bác sĩ khám và sẽ cho câu trả lời chính xác nhất nhưng nếu có chên lên thì không có chệnh nhiều đâu

    2. Tuệ Đăng says: Trả lời

      Mỗi người có thời gian trị liệu khác nhau á bạn, tuy theo độ bệnh, tình trạng mề đay nặng hay không, mức độ lập lại như thế nào, mức độ lan rộng và khả năng hấp thụ thuốc của từng người, theo mình thấy đa phần khoảng 2-4 tháng bạn nhé. Như mình bị mề đay thể hàn là điều trị hơn 3 tháng đó

    3. thái dương says: Trả lời

      uống thuốc đông y cần nhất là kiên trì, kiên nhẫn đến em, càng kiên nhẫn thì sẽ thấy được hiệu quả phía sau. chị bị viêm da cơ địa mãn tính chữa 6,7 năm nay không khỏi mà uống thuốc an bì thang chỉ cần 3 tháng là khỏe luôn

    4. Nguyễn Hồ Việt Anh says: Trả lời

      Tui thấy thuốc ni an toàn với lành lắm, thảo dược không à, chưa thấy có tác dụng phụ gì cả, mà thuốc của mỗi người mỗi khác dựa theo độ tuổi, mức độ bệnh nữa nên yên tâm lắm. Chế coi bài ni nè, có giải thích sao mà thuốc trị được nhiều bệnh viêm da https://www.tapchidongy.org/bai-thuoc-an-bi-thang.html

    5. Phạm Toàn Thằng says: Trả lời

      Thuốc này chữa mề đay tốt lắm đây ah, tôi bị mề đay hơn 1 năm nay tắm là khế và cũng đã chữa nhiều thuốc, uống cả thuốc tây ta đủ kiểu không hết, thuốc này chả biết thế nào, có hết được không

  5. Gia Khiên_2020 says: Trả lời

    Trong thời gian điều trị bệnh viêm da, ngứa da thì chỉ nên ăn rau củ quả thôi đúng không ạ

    1. Diễm Thảo says: Trả lời

      Ăn nhiều trái cây như bưởi, chanh, cam lê quýt…. có thể ăn các loại ngũ cốc như yến mạch, gạo lứt, ăn các thức ăn có chứa nhiều chất kháng viêm như gừng, riềng, tỏi, nghệ và bổ sung omega3 bằng cách ăn hạt óc chó, cá hồi bạn nhé

    2. Mỹ Nhưng says: Trả lời

      Theo như trên bài thì bảo là không được ăn hải sản, đò chiên giòn, đồ nóng… vậy thịt heo, thịt gà, thịt bò… có ăn được không ạ

    3. Mai Lan Hương says: Trả lời

      Thịt bò với gà là không ăn được em nhé vì thịt bò có lượng protein rất cao, thịt gà thì chứa histamin tự nhiên đều sẽ làm gây ra dị ứng và làm tình trạng viêm da nặng hơn. Thị lợn ăn được nhé

  6. Ngọc Tâm Đan says: Trả lời

    Con mình bị chàm mặt do dị ứng thời tiết, trên mặt xuất hiện những mảng đỏ ở vùng mày, cánh mũi, má, quanh miệng. Mình có đưa con đi khám da liễu và mỗi đợt vậy uống thuốc tốn rất nhiều tiền nhưng vẫn không khỏi vẫn có dấu hiệu lan rộng hơn, có cách nào trị bệnh của con mình không

    1. Cát An-quảng trị says: Trả lời

      Nghiền dâu tây với sữa chua không đường đắp lên để 15p rồi rửa, làm thời gian không đỡ thì ra tiệm mua thuốc cephalosorin về uống và thuốc ecrisa, thấy dùng đỡ nhiều đấy

      1. Vy Ngân says: Trả lời

        Thuốc uống đâu tự kê đơn được vậy mà thêm trẻ con nữa, nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn nhé, ak mà trẻ thì uống đông y tốt hơn các loại kháng sinh đấy, hỏi thăm rồi cân nhắc thêm

  7. bella trương says: Trả lời

    Tôi có nhắn tin qua zalo nhờ tư vấn những chưa thấy bác sĩ trả lời, mong bác sĩ liên hệ lại với tôi qua số 0905499xxx

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *