Trị chàm sữa hiệu quả nếu nắm rõ những điều sau

Chàm sữa là căn bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Lần đầu làm cha mẹ, khi thấy con mình bị chàm sữa chắc chắn các cha mẹ sẽ rất lo lắng. Vậy, trị chàm sữa có đơn giản không? Cần lưu ý gì trong quá trình chăm sóc bé? Phòng chống tái phát lại như thế nào? Tất cả những thông tin cần thiết về chàm sữa và cách chữa chàm sữa sẽ có trong bài viết này. Nếu nắm rõ những điều sau, bạn sẽ thấy căn bệnh này không có gì đáng lo ngại.

Những điều cần biết về chàm sữa ở trẻ nhỏ

Trước khi tìm hiểu về cách trị chàm sữa hiệu quả, hãy dành ít phút đọc những thông tin liên quan về căn bệnh này. Nó sẽ giúp cha mẹ yên tâm hơn và cũng cung cấp kiến thức chăm sóc bé đầy đủ nhất, tránh bị tái phát lại.

Chàm sữa là gì?

Chàm sữa (hay có tên gọi khác là lác sữa) là một dạng chàm thể tạng. Dạng chàm này thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Nó cũng là một trong những triệu chứng của viêm da mãn tính. Chàm sữa không lây nhiễm và không ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe và cơ thể của bé.

Chàm sữa là căn bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ
Chàm sữa là căn bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ

Tuy nhiên, chàm sữa cũng gây ra những khó chịu cho bé và mất thẩm mỹ. Nếu chăm sóc bé sai cách, dù bạn đã trị chàm sữa thì sau vẫn sẽ tái phát lại nhiều lần. Đặc biệt, bệnh chàm da này vẫn có thể biến chứng trở thành chàm thể tạng. Loại chàm này sẽ xuất hiện kéo dài về sau vì có trị hơn chàm sữa rất nhiều, ảnh hưởng về thẩm mỹ làn da trẻ nhỏ.

Nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ

Theo các bác sĩ, có những nguyên nhân sau khiến trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh bị chàm sữa:

  • Cơ thể bé có cơ địa dị ứng bẩm sinh
  • Do ảnh hưởng của thời tiết
  • Do chăm sóc sai cách như ủ ấm quá dù tiết trời đang nóng
  • Di truyền từ cha mẹ nếu cha mẹ mắc bệnh hen suyễn, dị ứng da, dị ứng thời tiết, mề đay…
  • Làn da của trẻ thường rất mỏng manh, nghèo lipid. Do đó rất dễ bị tổn thương do các tác nhân bên ngoài xâm nhập.
  • Có thể là do dị ứng tiếp xúc ngoài da với phấn rôm, bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa…
  • Do rối loạn tiêu hóa, dị ứng thực phẩm như đạm sữa bò, hải sản…
  • Môi trường ô nhiễm trong khi đề kháng của con đang rất yếu

Dấu hiệu chàm sữa ở trẻ

Chàm sữa ở trẻ thường có những biểu hiện sau đây. Cha mẹ hãy quan sát và đối chiếu xem có giống trường hợp con mình mắc phải hay không.

  • Chạm vào vùng da trẻ cảm thấy khô ráp. Có những vảy nhỏ li ti hoặc chấm nhỏ trên da.
  • Vùng da đó trở nên khô, căng trong khi da em bé thường rất mịn màng. Có thể kèm theo những mụn nước, mẩn đỏ làm bé ngứa ngáy, khó chịu.
  • Vùng da đỏ lên bất thường, tróc vảy, nứt kèm theo. Thường xuất hiện ở các khu vực như 2 bên má, cổ, trán, mu bàn tay, khuỷu tay, sau đầu gối, cổ tay, mắt cá chân…
Chàm sữa rất dễ nhận diện
Chàm sữa rất dễ nhận diện
  • Bé quấy khóc nhiều hơn vào ban đêm. Vào buổi tối, nhiệt độ và độ ẩm giảm nên sẽ bé cảm thấy ngứa hơn bình thường. Do vậy, chắc chắn bé sẽ quấy hơn nữa.
  • Thường nếu trẻ gãi các mụn nước sẽ bị vỡ ra, vi khuẩn tấn công dễ gây ra viêm nhiễm.
  • Dấu hiệu đóng mài – sau khi mụn nước bị vỡ, chảy dịch và khô lại tạo thành lớp vảy.
  • Vì mang lại cảm giác khó chịu nên nhiều trẻ bị sụt cân hoặc không tăng cân nhiều. Do đó, cần có phương án chữa trị sớm cho bé để con có thể phát triển sinh lý tốt nhất.

Cách chữa chàm sữa hiệu quả, an toàn

Muốn trị chàm sữa hiệu quả, an toàn mà không tái phát lại cha mẹ cần nắm vững những điều sau đây để quá trình điều trị thuận lợi nhất.

Chăm sóc tại nhà

Khi chăm sóc bé tại nhà, phụ huynh nên vệ sinh thân thể thường xuyên. Tuyệt đối không được ngâm trong nước có chứa nhiều xà phòng hay sữa tắm. Tốt nhất chỉ cần làm sạch da bé bằng nước ấm để giảm tình trạng ngứa da. Hoặc nếu muốn dùng sữa tắm nên dùng các loại có thành phần an toàn, không chứa chất tẩy rửa mạnh, phù hợp cho trẻ sơ sinh.

Luôn giữ da bé khô thoáng. Ví dụ như bé bị chàm sữa ở mông thì cần thay tã, bỉm thường xuyên. Không để quá lâu khiến bé bị nặng hơn. Không nên dùng các loại khăn ướt có mùi vệ sinh cho bé. Thay vào đó nên dùng các loại khăn khô đa năng không mùi. Khi dùng có thể thấm ướt rồi sử dụng như khăn ướt.

Chàm sữa có thể điều trị tại nhà nếu cha mẹ biết chọn đúng cách
Chàm sữa có thể điều trị tại nhà nếu cha mẹ biết chọn đúng cách

Cho bé mặc đồ rộng rãi, thoáng mát. Hãy nhớ tránh các loại quần áo có chất liệu như len, sợi tổng hợp, cotton pha sợi. Hãy dùng quần áo 100% cotton, vải lanh, bông nhẹ để thấm hút mồ hôi tốt, tránh da bé bị bí tắc và tránh làm tổn thương làn da mỏng manh của bé.

Theo dõi nhiệt độ phòng bằng nhiệt kế đo nhiệt độ và độ ẩm chuyên biệt. Hãy giữ hai thông số này ổn định để phòng không quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ phòng lý tưởng cho bé là từ 23 – 26 độ C, độ ẩm 50 – 60%. Nhiệt độ ở điều hòa không phải nhiệt độ phòng. Do đó, cha mẹ nên mua dụng cụ đo chuyên dụng để theo dõi chính xác.

Ngoài ra, nên vệ sinh nhà cửa thường xuyên, tránh ẩm mốc, bụi bẩn. Không cho bé tiếp xúc với các động vật có lông vì dễ gây dị ứng. 

Sử dụng thuốc

Chàm sữa xuất hiện ở những bé đang ở độ tuổi rất nhỏ. Do đó, những thuốc bôi ngoài da được xem là biện pháp hợp lý nhất. Trong điều trị chàm sữa, thuốc bôi da thường chứa các thành phần kháng viêm, kháng khuẩn để giúp điều trị các triệu chứng của chàm sữa trong thời gian ngắn. Ngoài ra, trong thuốc còn chứa tinh chất dưỡng ẩm, làm dịu da bé để giảm ngứa và giúp da hồi phục nhanh.

Các mẹ thường truyền tai nhau các thuốc như Bepanthen, Dexeryl, Eymovate… Bạn cũng có thể thử những thuốc trên. Nhưng hãy nhớ bôi từ ít đến nhiều. Tức là bôi một vùng da nhỏ trước, nếu không thấy bé có kích ứng da thì tiếp tục bôi lên các vùng da khác. Nhớ đọc kỹ thời gian sử dụng thuốc kéo dài trong bao lâu. Mỗi loại thuốc đều có ghi chú thời gian tối đa dùng thuốc nên cha mẹ hãy để ý kỹ. Nếu đã hết liệu trình mà bé chưa khỏi, hãy cho bé đi thăm khám và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chữa chàm sữa bằng Đông y

Có một số bài thuốc Đông y chữa chàm sữa đang được áp dụng, sau đây là cách thực hiện chi tiết:

Bài thuốc 1:

  • Phù hợp áp dụng trị chàm sữa cho trẻ mắc chàm sữa thể thấp nhiệt. Nghĩa là trẻ có triệu chứng đỏ ngứa rồi nổi mụn, lở loét.
  • Nguyên liệu gồm có 20 gam mỗi loại sau: Thổ phục linh, kinh giới, ké đầu ngựa, cam thảo đất, kim ngân hoa, bồ công anh và 100 gam sài đất.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào ấm và sắc cùng 1 lít nước.
  • Sắc đến khi đã cô lại còn ⅓, tương đương 300ml thì tắt bếp.
  • Ngày cho bé uống vài lần, mỗi lần khoảng 15-20 ml.

Bài thuốc 2:

  • Phù hợp chữa chàm sữa thể phong nhiệt.
  • Nguyên liệu gồm 4 gam bạc hà, 8 gam phục linh, 8 gam thương truật, 8 gam bạch tiễn bì và 12 gam các loại thuốc hoàng bá, khổ sâm, ngưu bàng tử, 12 gam hoàng liên, 12g mộc thông.
  • Mang các nguyên liệu sắc lấy nước, chia thành nhiều lần uống trong ngày.
Có nhiều bài thuốc đông y chữa chàm sữa hiệu quả
Có nhiều bài thuốc đông y chữa chàm sữa hiệu quả

Bài thuốc 3:

  • Áp dụng khi chàm sữa đã lan ra toàn thân. Biểu hiện thường thấy là ngứa chảy nước, ít loét.
  • Nguyên liệu gồm 12 gam các loại khổ sâm, kinh giới, phòng phong, ngưu bàng tử, mộc thông; 20 gam thạch cao, 6 gam thuyền thoái, 8 gam tri mãi.
  • Mang tất cả tán thành bột.
  • Mỗi lần dùng 8 – 12 gam pha với nước lọc, chia làm 2 cho bé uống 2 lần sáng, tối.

Bài thuốc 4:

  • Giúp trị chàm sữa với các triệu chứng bên ngoài, sát khuẩn da, chống viêm nhiễm.
  • Dùng 100 gam lá vối tươi cùng 100 gam lá kinh giới.
  • Rửa sạch, nấu với 2 lít nước rồi dùng hỗn hợp trên ngâm, rửa vùng da bị chàm sữa mỗi ngày.

Bài thuốc 5:

  • Bài thuốc này không uống, chỉ bôi ngoài da để điều trị triệu chứng bên ngoài.
  • Nguyên liệu cần có gồm: 40 gam vỏ núc nác, 20 gam nghệ đỏ. Sao vàng 2 nguyên liệu trên rồi tán/xay nhuyễn thành bột mịn.
  • Sau đó trộn một ít dầu vừng tạo thành hỗn hợp sệt.
  • Mỗi ngày lấy lượng vừa đủ bôi lên da bé.

Các mẹo chữa chàm sữa cho trẻ

Ngoài những cách chữa chàm sữa kể trên, trong dân gian còn lưu truyền nhiều mẹo chữa chàm sữa cho trẻ. Các nguyên liệu được sử dụng đều là các nguyên liệu tự nhiên do đó có độ an toàn cao.

Trị chàm sữa cho trẻ bằng dầu dừa

Các nghiên cứu đã chỉ ra trong dầu dừa có chứa nhiều hoạt chất như axit lauric, polyphenol, phytonutrients, caprylic và axit capric. Những chất trên có khả năng chống oxy hóa, kháng khuẩn và mau làm lành tổn thương trên da. Trong dầu dừa còn chứa cả chất béo và vitamin E giúp cung cấp độ ẩm cho da, bảo vệ làn da mỏng manh của bé tối ưu.

Cách thực hiện rất đơn giản:

  • Sau khi vệ sinh da của bé sạch sẽ thì dùng lượng dầu dừa vừa đủ bôi lên khu vực bị chàm sữa.
  • Massage nhẹ nhàng để tinh chất trong dầu dừa thấm sâu vào da.
  • Sau 30 phút, dùng khăn ẩm lau nhẹ để làm sạch lớp dầu dừa trên da.
  • Cách này nên áp dụng mỗi ngày, tiện nhất là trước khi tắm cho bé.

Trị chàm sữa bằng lá sim

Trong lá sim có các thành phần như: Phenol, axit hữu cơ, axit amin, flavon-glucosyd, axit betulinec, malvidin- 3 glucosid… Những chất trên giúp khử trùng, giảm ngứa và làm lành những tổn thương do chàm sữa gây ra.

Cách thực hiện:

  • Chỉ cần lấy một nắm lá sim rửa sạch, đun cùng 1 lít nước.
  • Nấu cho đến khi hỗn hợp lá sim cô đặc thành cao.
  • Bôi cao lá sim lên vùng bị chàm sữa của bé, bôi đều đặn mỗi ngày.
Lá ổi có tác dụng hiệu quả trong trị chàm sữa
Lá ổi có tác dụng hiệu quả trong trị chàm sữa

Cách chữa chàm sữa bằng lá trầu không

Bản thân lá trầu không có khả năng sát trùng và diệt khuẩn. Do vậy, trong dân gian có rất nhiều mẹo chữa bệnh từ loài cây này.

Cách thực hiện:

  • Để trị chàm sữa, chỉ cần dùng một nắm lá trầu không giã nhuyễn, vắt lấy nước.
  • Cho thêm một ít nước lọc hòa hoãng ra rồi vệ sinh khu vực bị chàm sữa cho bé.
  • Để yên qua đêm, ngày hôm sau rửa sạch lại bằng nước lạnh.
  • Với cách này mỗi tuần chỉ áp dụng 2 – 3 lần là đủ.

Trị chàm sữa bằng lá ổi

Theo dân gian truyền tụng, lá ổi có khả năng giải độc, tiêu viêm và cầm máu hiệu quả. Còn theo khoa học hiện đại, trong lá ổi có chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả như: Tanin, axit guajavalic, axit maslinic, alpha-limonen, vitamin K… Đối với bệnh chàm sữa, lá ổi sẽ giúp mau chóng chữa lành những tổn thương.

Cách thực hiện:

  • Chỉ cần dùng một nắm lá ổi đun sôi trong nước khoảng 10 phút.
  • Đợi nguội bớt thì dùng nước này để tắm cho bé.
  • Lấy lá ổi chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị chàm sữa.
  • Nên dùng tắm hằng ngày để đạt kết quả tốt nhất.

Trị chàm sữa bằng lá trà xanh

Trà xanh có chứa nhiều hoạt chất tanin và polyphenol có tác dụng chống oxy hóa, sinh nhiệt, kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Do đó, trà xanh cũng là một trong những cách trị chàm sữa hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chỉ cần nấu nước lá trà xanh rồi cho bé ngâm mình trong 10 phút mỗi ngày.
  • Cha mẹ kiên trì áp dụng, chắc chắn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Chàm sữa kiêng ăn gì? Nên ăn gì?

Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn thì khi con bị chàm sữa, mẹ nên tránh tuyệt đối các loại thức ăn như: Các chế phẩm từ sữa bò gồm sữa tươi, sữa chua, pho mát… vì có nguy cơ gây dị ứng cao. Ttrong sữa bò có đến 20 chất có thể gây dị ứng cho bé và làm tình trạng chàm sữa nặng nề hơn. 

Đậu nành, trứng, lạc (đậu phộng), thịt bò, hải sản cũng là những thứ dễ gây dị ứng cho trẻ. Nội tạng động vật có chất béo bão hòa và cholesterol cao dễ làm tăng mỡ máu và không tốt cho tim mạch. Do đó những món ăn được chế biến từ nội tạng động vật các mẹ cũng nên tránh.

Chế độ ăn uống của mẹ và bé cũng ảnh hưởng tới quá trình điều trị chàm sữa
Chế độ ăn uống của mẹ và bé cũng ảnh hưởng tới quá trình điều trị chàm sữa

Thay vào đó, mẹ nên ăn những thức ăn sau đây để giúp quá trình điều trị chàm sữa cho bé diễn ra thuận lợi hơn.

  • Thịt lợn nạc, thịt gà, cá nước ngọt, đậu đỗ… vì có hàm lượng đạm tropomyosin cao, ít khả năng gây dị ứng.
  • Cá hồi, cá thu cũng là những thực phẩm tốt vì cung cấp axit béo omega-3 chống lại dị ứng rất tốt. Thêm vào đó, nó sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cơ thể, giảm triệu chứng dị ứng.
  • Tỏi, rau xanh và các thực phẩm giàu magie như hạt điều, tảo, hạnh nhân, trái cây giàu vitamin C… là những thực phẩm mẹ nên ăn nhiều. Các hoạt chất trong các thực phẩm trên giúp sản sinh ra histamin giúp kháng viêm hiệu quả.

Với trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi đã ăn dặm, mẹ nên giới thiệu từ từ các loại thực phẩm khác nhau để trẻ làm quen dần.

Ngăn ngừa chàm sữa tái phát

Để ngăn ngừa chàm sữa tái phát lại, cha mẹ hãy xây dựng lối sống sinh hoạt và ăn uống lành mạnh. Có như vậy, nguy cơ tái phát lại chàm sữa mới có thể giảm dần.

Cụ thể, gia đình cần làm tốt những điều sau:

  • Vệ sinh thường xuyên cho bé bằng các loại sữa tắm dịu nhẹ, độ pH phù hợp, tránh gây kích ứng.
  • Tắm bằng nước ấm vừa phải khoảng 37 độ C là nhiệt độ lý tưởng. Không nên tắm quá lâu, vì điều này có thể khiến da mất đi lớp dầu bảo vệ tự nhiên. 
  • Cho trẻ mặc trang phục thoáng mát, hút mồ hôi.
  • Thay vỏ ga, gối đệm thường xuyên. Lau dọn gầm giường để tránh bụi bẩn làm bé kích ứng.
Chàm sữa không khó điều trị nhưng cần cha mẹ phải kiên trì
Chàm sữa không khó điều trị nhưng cần cha mẹ phải kiên trì
  • Theo dõi nhiệt độ phòng tránh làm nhiệt độ thay đổi đột ngột khiến bé bị sốc nhiệt.
  • Giữ bé tránh xa môi trường bụi bẩn, ô nhiễm và có động vật nuôi vì có nhiều ký sinh trùng gây hại.
  • Cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm và tăng cường các hoạt động thể chất.
  • Cho trẻ bú mẹ tối thiểu 24 tháng đầu đời.

Những thông tin trên hy vọng đã giúp cha mẹ hiểu hơn về bệnh chàm sữa và cách trị chàm sữa dứt điểm, chống tái lại. Nếu cần thêm thông tin hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

Thông tin hữu ích cho phụ huynh:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *