Tắc kẽ vòi trứng là gì? Có thông được không?
Tắc kẽ vòi trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh hàng đầu ở nữ giới, vị trí kẽ vòi trứng thường sâu và cần sử dụng tới phẫu thuật nội soi hoặc cắt nối nếu không thể điều trị bằng thuốc. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về căn bệnh này.
Tắc kẽ vòi trứng là gì?
Vòi trứng là một bộ phận quan trọng trong hệ thống cơ quan sinh sản của phụ nữ. Đây là nơi nối giữa buồng trứng và tử cung, đồng thời cũng là nơi tinh trùng và trứng sẽ tiếp xúc, tiến hành quá trình thụ tinh.
Vòi trứng có cấu trúc rỗng dài khoảng 9 – 12cm gồm 4 đoạn:
- Đoạn loa
- Đoạn bóng
- Đoạn eo
- Đoạn kẽ
Trong đó đoạn kẽ là đoạn nối liền giữa vòi và tử cung, đây là điểm cuối của trứng thụ tinh trong vòi trứng trước khi vào tử cung làm tổ. Đoạn kẽ có chiều dài ngắn nhất trong cả 4 đoạn, chỉ khoảng 1 cm.
Tắc vòi trứng chỉ hiện tượng phần niêm mạc của ống vòi trứng bị sưng lên một cách bất thường hoặc bị đè nén khiến đường ống trở nên eo hẹp thậm chí là dính liền lại với nhau gây ra hiện tượng tắc nghẽn.
Tắc kẽ vòi trứng chính là phần tắc xuất hiện tại vị trí đoạn kẽ. Đây là căn bệnh phụ khoa gây ảnh hưởng tới khả năng thụ thai của phụ nữ.
Thông thường, tinh trùng xuất phát từ phía âm đạo đi qua tử cung, đi tới vòi trứng để gặp trứng thụ tinh. Trong khi đó, trứng thì đi theo chiều ngược lại từ buồng trứng lăn xuống tử cung.
Trứng và tinh trùng thường tiếp xúc tại đoạn bóng, thụ tinh xong đi qua ống dẫn trứng (vòi trứng) để xuống làm tổ tại tử cung. Trong trường hợp trứng không được thụ tinh thì sẽ bị đào thải ra cơ thể thông qua kinh nguyệt.
Tuy nhiên khi bị tắc kẽ vòi trứng, quá trình này sẽ bị ảnh hưởng và khiến tinh trùng rất khó khăn trong việc tiếp xúc với trứng, nếu có tiếp xúc thì khả năng thụ thai cũng không cao.
Tắc kẽ vòi trứng được coi là một trong những bệnh phụ khoa khá phổ biến do vi khuẩn, nấm, virus gây ra. Chúng xâm nhập vào cơ thể qua âm đạo đã bị viêm nhiễm hoặc bị lây lan trong máu, ngũ tạng.
Bệnh thường gặp ở phụ nữ đã quan hệ tình dục đặc biệt là những ai có xu hướng quan hệ tình dục thiếu an toàn (không dùng bao cao su, quan hệ với nhiều người, không vệ sinh sạch sẽ sau quá trình quan hệ tình dục,..) hoặc phụ nữ từng nạo phá thai, phẫu thuật phần tử cung, buồng trứng.
Tắc kẽ vòi trứng hay tắc vòi trứng là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh vô sinh ở nữ giới hay mang thai ngoài tử cung. Đây có thể coi là một dạng bệnh biến chứng từ bệnh viêm nhiễm phụ khoa và cần phải đi kiểm tra sớm ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên.
Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết tắc vòi trứng
Thông qua việc tìm hiểu được nguyên nhân và các dấu hiệu của bệnh, việc khám chữa sẽ trở nên nhanh chóng hơn và giải quyết được bệnh triệt để hơn.
Nguyên nhân gây tắc kẽ vòi trứng ở nữ giới
Tắc vòi trứng hay tắc kẽ vòi trứng không phải là bệnh tự nhiên xuất hiện vì bệnh hình thành và phát triển do sự viêm nhiễm mà ra. Khả năng di truyền của bệnh cũng có thể xảy ra nhưng xác suất không cao. Chính vì vậy, khi bị bệnh thì phần lớn là do một trong những nguyên nhân như sau:
- Biến chứng viêm nhiễm âm đạo do nấm, vi khuẩn gây ra
Viêm nhiễm âm đạo là một trong những căn bệnh ở cơ quan sinh dục rất phổ biến ở phụ nữ ngay cả khi chưa quan hệ tình dục. Việc viêm nhiễm xảy ra khi âm đạo bị tấn công do vệ sinh không sạch sẽ, lây từ bạn tình hoặc do dụng cụ siêu âm, dụng cụ y tế.
Khi bị viêm nhiễm, âm đạo xuất hiện các hiện tượng như ra dịch đặc màu trắng đục, vàng, xanh và có thể có mùi hôi, ngứa rát.
Khi không được chữa trị, viêm nhiễm âm đạo sẽ phát triển và lan rộng, tấn công vào hệ thống cơ quan sinh sản của phụ nữ bao gồm tử cung, vòi trứng, nang trứng gây ra nhiều bệnh bao gồm cả tắc kẽ vòi trứng. Phần niêm mạc của kẽ vòi trứng bị tấn công gây ra viêm, phù nề, sưng tấy từ đó gây ra hiện tượng tắc trong.
- Tiền sử mang thai ngoài tử cung
Phụ nữ có tiền sử mang thai ngoài tử cung đã tiến hành phẫu thuật tại vòi trứng có thể để lại các vết sẹo lồi tại niêm mạc. Những vết sẹo này có thể gây tắc ứ phần ống dẫn trứng, cản trở sự di chuyển của trứng, tinh trùng. Dù không phải viêm nhiễm nhưng khi dịch tắc ứ lại quá lâu trong vòi trứng thì cũng gây ra các tổn thương lên niêm mạc.
- Quan hệ tình dục không an toàn
Quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp bảo vệ như bao cao su khiến phụ nữ dễ mang thai ngoài ý muốn hoặc mắc các bệnh đường tình dục.
Mang thai ngoài ý muốn có thể dẫn tới nạo phá thai và gây tổn thương nặng nề tử cung, vòi trứng, ống dẫn trứng của phụ nữ từ đó gây ra chứng tắc kẽ vòi trứng.
Một số bệnh lây qua đường tình dục có thể gây tắc kẽ vòi trứng trực tiếp là bệnh lậu do vi khuẩn lậu gây ra. Bệnh có thể gây áp xe, mưng mủ, viêm tắc đường ống dẫn trứng và dễ dẫn tới vô sinh.
- Biến chứng phẫu thuật hoặc các bệnh lý khác gây nên
Khả năng nhiễm trùng do biến chứng phẫu thuật ổ bụng, phẫu thuật tử cung – buồng trứng, nhiễm khuẩn máu. Ngoài ra còn có thể do ống dẫn trứng bị chèn ép bởi các khối u từ cơ quan nội tạng xung quanh hay các khối u trong chính niêm mạc của vòi trứng.
Các dấu hiệu gây tắc kẽ vòi trứng ở nữ giới
Tắc kẽ vòi trứng ở nữ giới không có nhiều dấu hiệu điển hình, đặc biệt là ta rất khó xác định được vị trí bị tắc là kẽ vòi trứng nếu chỉ nhìn qua sự khác biệt ở cơ thể. Không chỉ vậy, những dấu hiệu này rất có thể bị nhầm lẫn với nhiều bệnh khác:
- Đau chướng bụng đặc biệt vào những ngày “đèn đỏ”.
- Khó có thai.
- Chu kỳ kinh nguyệt có thể bị xáo trộn và lượng máu có thể ít hơn, có mùi hôi, thể đặc hơn.
- Đau đớn khi quan hệ tình dục.
- Xuất hiện viêm nhiễm bộ phận sinh dục và khó khỏi, ngay cả khi đã sử dụng thuốc trị viêm âm đạo nhưng vẫn tiết ra nhiều dịch trắng đục, vàng, xanh.
Nhìn chung các dấu hiệu này đều không quá rõ ràng chính vì vậy tắc vòi trứng hay tắc kẽ vòi trứng là bệnh rất khó nhận biết và có tiến triển âm thầm.
Tắc kẽ vòi trứng có nguy hiểm không? Có thông được không?
Tắc kẽ trứng là căn bệnh khó có thể coi thường, khi bị tắc kẽ vòi trứng có một số trường hợp sẽ xảy ra đối với quá trình kinh nguyệt hoặc thụ tinh:
- Tinh trùng không thể đi qua được đoạn tắc, không thể gặp được trứng để thụ tinh tạo ra hiện tượng khó mang thai, hiếm muộn ở phụ nữ. Đặc biệt nếu tắc ở cả 2 bên vòi trứng thì khả năng vô sinh lại càng cao.
- Tinh trùng gặp được trứng và thụ tinh nhưng trứng không thể đi qua phần tắc hẹp có thể gây ra tình trạng mang thai ngoài dạ con. Có nhiều trường hợp trứng thụ tinh tự tiêu biến được nhưng cũng có trường hợp trứng đã thụ tinh làm tổ ngay tại phần kẽ tắc. Do không có khả năng giãn nở như tử cung nên nếu trứng cứ phát triển và lớn dần lên thì sẽ gây ra hiện tượng vỡ vòi trứng.
- Trứng bị tắc tại phần bị hẹp và tiêu biến như bình thường vào thời kì kinh nguyệt nhưng có khả năng dịch vẫn bị đọng lại gây ra chướng bụng dưới, đau đớn vào thời gian kinh nguyệt. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng, hoại tử nếu cứ để dịch ứ đọng quá lâu.
Như vậy, ta có thể hiểu rằng tắc kẽ vòi trứng không gây nguy hiểm tới người bệnh ngay trực tiếp nhưng hậu quả của bệnh khá nặng nề. Không chỉ vậy, đây là bệnh khó phát hiện nếu không đi khám thường xuyên nên càng khiến mức nguy hiểm của bệnh tăng cao.
Dù khá nguy hiểm nhưng đây là căn bệnh có thể chữa được, phần tắc hoàn toàn có thể khai thông được nhưng vẫn phải phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của bệnh nhân. Càng phát hiện sớm thì khả năng chữa bệnh lại càng cao.
Chính vì vậy chúng tôi luôn khuyến cáo chị em phụ nữ đặc biệt những ai trong lứa tuổi sinh sản cần đi khám định kì 2 lần/ năm để kiểm soát được các căn bệnh, dấu hiệu bệnh trong cơ thể. Những bệnh nhân có tiền sử mang thai ngoài dạ con càng phải chú ý hơn tới việc khám định kỳ.
Phương pháp điều trị tắc kẽ vòi trứng hiệu quả
Như đã nêu trên, tắc kẽ vòi trứng hay tắc vòi trứng là bệnh có thể chữa trị, thông thường ta có thể áp dụng 3 cách: chữa trị bệnh bằng phương pháp Tây y, chữa trị bệnh bằng phương pháp Đông y và chữa trị bệnh bằng mẹo tại nhà. Mỗi phương pháp có quá trình điều trị khác nhau và mang ưu nhược điểm riêng.
Điều trị tắc kẽ vòi trứng với phương pháp Tây y
Có thể nói rằng đây là phương pháp hàng đầu trong điều trị các bệnh phụ khoa đặc biệt là tắc kẽ vòi trứng. Thông qua việc chẩn đoán qua hình ảnh chụp chiếu và siêu âm, phương pháp này có thể tìm ra vị trí chính xác đang bị tắc nghẽn cũng như tình trạng bệnh hiện tại của người bệnh từ đó lên phác đồ điều trị sao cho phù hợp.
Thông thường, bác sĩ sẽ áp dụng những phác đồ tiêu biểu như
- Điều trị bằng thuốc: Đối với các trường hợp nhẹ, việc điều trị bằng thuốc để giảm viêm nhiễm, giảm sưng mang lại hiệu quả nhất định và có thể cải thiện hoàn toàn bệnh lý.
- Điều trị bằng thuốc kết hợp phẫu thuật: Khi bệnh không thể giải quyết bằng thuốc do đã bị lâu, bị nặng thì phải áp dụng cách tác động trực tiếp tới vùng bị chít hẹp. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sử dụng cách bơm hơi vòi trứng để tạo áp lực khiến phần tắc phải mở ra hoặc phẫu thuật cắt nối để loại bỏ những đoạn dính liền không thể điều trị,…
Điều trị tắc kẽ vòi trứng với phương pháp Đông y
Đông y liệt bệnh tắc kẽ vòi trứng là do tình trạng khí hư huyết ứ – máu, dịch đọng lại trong cơ thể không thể tiêu tán, di chuyển hoặc hư hàn huyết ứ – máu đọng lại trong cơ thể do bị khí lạnh xâm nhập.
Thông qua việc chẩn đoán bệnh, bắt mạch và kết hợp siêu âm (Đông – Tây y kết hợp) bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân chính dẫn tới bệnh và lên cách chữa trị.
Đông y chuyên chữa trị các bệnh mới khởi phát và nhẹ. Đối với trường hợp phức tạp như lâu ngày, xuất hiện u mủ,… thì bệnh nhân sẽ được khuyên áp dụng phương pháp Tây y hơn.
Các bài thuốc áp dụng trong điều trị tắc kẽ vòi trứng với phương pháp Đông y có thể rất khác nhau do tùy trường hợp bệnh và do bác sĩ kê.
Tuy vậy, thông thường chúng thường có những vị thuốc hỗ trợ lưu thông đường máu, cân bằng nội tiết tố rất tốt cho phụ nữ như Xuyên khung, Bạch thược, Đào nhân,…
Điều trị tắc kẽ vòi trứng với phương pháp chữa tại nhà
Trên thực tế đây là căn bệnh phức tạp nên việc tự chữa để khỏi rất khó, ta chỉ áp dụng phương pháp chữa trị tại nhà song song với các phương pháp điều trị chính để tăng sự hiệu quả của thuốc.
Một số cách vô cùng đơn giản đó là:
- Uống nước ngải cứu, chườm nóng ngải cứu, ngải cứu là cây thuốc nam rất tốt cho phụ nữ giúp thông tắc huyết ứ, máu đọng, dịch trong cơ thể. Cây có một chút độc tính nên người bệnh có thể sử dụng theo chu kỳ 7 ngày dùng: 3 ngày nghỉ. Nước ngải cứu làm ấm bên trong giúp máu lưu thông, đắp chườm nóng ở ngoài giúp làm giảm đau, giảm viêm, tăng độ co giãn của vùng bụng.
- Vệ sinh vùng kín với lá trầu không, nước muối loãng, dung dịch vệ sinh phụ nữ với độ pH phù hợp để tăng khả năng làm sạch vùng kín, tránh vi khuẩn, nấm sinh sôi phát triển bên trong.
- Bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch như rau củ quả chứa nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể
- Nên massage nhẹ nhàng với dầu dừa, dầu tràm mỗi ngày tại vùng bụng dưới.
Phòng ngừa tắc vòi trứng như thế nào?
Vì tắc kẽ vòi trứng là căn bệnh khá nguy hiểm và ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh sản của chị em phụ nữ nên rất cần lên phương án phòng ngừa bệnh. Theo đó:
- Luôn chú ý tới vấn đề vệ sinh vùng kín, nên sử dụng muối loãng, dung dịch vệ sinh lành tính có tinh chất từ thiên nhiên. Giữ quần lót và vùng kín luôn trong trạng thái khô ráo.
- Quan hệ tình dục an toàn, luôn đeo bao, không quan hệ với nhiều người, quan hệ điều độ, nhẹ nhàng, tránh các tư thế gây ảnh hưởng tới tử cung, buồng trứng.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 1 năm tối thiểu 1 lần để nắm rõ tình hình sức khoẻ.
- Trước khi lên kế hoạch sinh con, cần khám sàng lọc về hệ thống cơ quan sinh sản trước khi mang thai
- Phụ nữ có tiền sử mang thai ngoài tử cung cần khám thường xuyên hơn và cần đợi vòi trứng hồi phục sau tối thiểu 1 năm kể từ khi phẫu thuật.
- Điều trị ngay khi mắc các bệnh về viêm nhiễm phụ khoa: ngứa ngáy vùng kín, ra nhiều dịch dù chưa gần đến ngày “đèn đỏ”, có các mảng bám bột trắng trong âm đạo,…
Trên đây là những thông tin về chứng tắc kẽ vòi trứng ở phụ nữ, đây không phải bệnh hiếm gặp như nhiều người suy nghĩ.
Bệnh có diễn tiến rất âm thầm và các dấu hiệu không rõ ràng chính vì vậy rất khó kết luận nếu chỉ căn cứ nhìn vào mắt thường. Bệnh có thể gây ra vô sinh, mang thai ngoài dạ con rất nguy hiểm và trực tiếp ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của phụ nữ.
Đừng bỏ lỡ:
Mình bị tắc kẽ vòi trứng trái có thể thông được không ạ! Và chi phí thông là bao nhiêu ạ